Cơ hội là thứ có thể gặp nhưng không thể cầu. Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, muốn tìm được một công việc phù hợp, không chỉ phụ thuộc vào trình độ học vấn của bạn. Mà còn phụ thuộc vào việc nhà tuyển dụng có đánh giá cao vai trò của bạn hay không?
Người ưu tú, đi đâu nhất định cũng có thể tỏa sáng. Nhưng dù đi đến công ty nào, bạn cũng cần thông qua quá trình phỏng vấn như bao người bình thường khác.
Đây là quá trình "cả hai bên cùng có lợi". Thế nên, có đôi khi gặp những câu hỏi không liên quan gì đến công việc hiện tại, bạn cũng đừng vội thắc mắc tại sao người tuyển dụng lại đặt vấn đề kì lạ như vậy?
Đây đều là cách mà họ dùng để kiểm tra năng lực ứng biến cũng như cách nhìn nhận vấn đề của bạn.
Đây đã là vòng phỏng vấn thứ ba, sau hai cuộc thi viết. Lần này, người phỏng vấn là nữ, cô ấy chỉ hỏi vỏn vẹn duy nhất một câu:
"Nếu lỡ như hôm nay là ngày tôi "kẹt đèn đỏ", nhưng tôi lại quá đau bụng và không thể di chuyển, bạn có bằng lòng rót giúp tôi cốc nước nóng?"
Trong số ba ứng viên được vào vòng cuối, có một người đàn ông trung niên đã lấy vợ, anh ta liền giơ tay trả lời trước:
"Tôi đã lấy vợ rồi, không tiện giúp cô, vì sẽ làm vợ tôi ghen. Nhưng tôi có thể tìm một đồng nghiệp nữ đến giúp cô."
Nghe qua câu trả lời, chúng ta có thể thấy được người đàn ông này có tinh thần trách nhiệm với gia đình rất cao, nhưng câu trả lời của anh ấy lại quá đơn giản, không liên quan đến tính chất công việc!
Người thứ hai là một phụ nữ trẻ tuổi, đối diện với câu hỏi này, cô ấy nghĩ bản thân đang có lợi về giới tính hơn. Vì vậy liền nhanh nhẹn đáp:
"Tôi hiểu nỗi khổ của cô, chị em phụ nữ mà tới tháng thì đau không chịu nổi, và tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng tôi nghĩ sẽ đưa cô thuốc tránh đau bụng kèm ly nước ấm thay vì là nước nóng hoàn toàn."
Đáp án này có vẻ khá hợp tình hợp lý, nhưng dường như người phỏng vấn vẫn chưa hài lòng cho lắm.
Đến lượt ứng viên thứ ba, cậu bạn tên Hoài Phong này chỉ là một sinh viên mới ra trường, là con lai nên ngoại hình rất điển trai.
Hoài Phong không biết bản thân nên trả lời thế nào để làm hài lòng người phỏng vấn, nhưng cậu đã cố gắng đáp thật chân thành:
"Mọi vấn đề, dù lớn hay nhỏ, đều có cách giải quyết khác nhau. Tôi nghĩ lúc này chị nên tự cảm nhận trước, xem bản thân đau nhiều hay ít.
Nếu bản thân chị đau ít, tôi sẽ pha cho chị một cốc nước nóng với vài lát táo tàu cùng đường đỏ. Cái này tôi thường làm cho mẹ và bạn gái, nghe họ nói rất hiệu quả.
Nhưng nếu chị quá đau bụng và không thể làm việc nổi, tôi đề nghị chị nên đi đến bệnh viện gần đó khám, và tôi sẽ giúp đưa chị đến đó.
Tôi sẽ không ngại vấn đề này, dù sao bản thân tôi cũng có mẹ, bạn gái và em gái, nên hiểu rất rõ phụ nữ sinh ra thiệt thòi thế nào. Thế nên tôi sẵn lòng giúp đỡ chị trong mức độ cho phép..."
Người phỏng vấn nghe xong liền gật đầu liên tục. Cô ấy cho rằng Hoài Phong có cách trả lời ổn định và toàn diện nhất.
Trong công việc hay giao tiếp xã hội cũng vậy, những việc khác nhau thì nên dùng những cách giải quyết và thái độ khác nhau để đối mặt với nó.
Dù Hoài Phong còn rất trẻ, lại chưa có kinh nghiệm như hai ứng viên còn lại, nhưng tính tình cậu lại rất thận trọng, biết suy xét tổng thể cũng như các vấn đề nhỏ. Điều này rất phù hợp với vị trí lần này mà họ muốn tuyển dụng.
Mỗi câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra đều có chủ ý nhất định. Chúng ta không nên gấp gáp trả lời, tránh làm "mất điểm" trong lòng nhà tuyển dụng.
Cách tốt nhất là hãy phân tích kỹ lưỡng, nắm rõ tình huống và đưa ra giải pháp tốt nhất!
(163.com)