Thời đại hiện ngay, khi các trang thương mại điện tử như Amazon đang trên đà phát triển mạnh mẽ như vũ bão, chúng ta có quyền lựa chọn giữa vô vàn các thương hiệu, nhãn hàng khác nhau. Tuy nhiên, điều này cũng khiến việc quyết định xem đâu là sản phẩm phù hợp nhất với chúng ta trở nên khó khăn hơn. Đó chính là lý do tại sao mà chuyên mục review, đánh giá sản phẩm được sinh ra.
Những người bán được rate cao sẽ được đẩy lên đầu trong danh mục tìm kiếm, giúp người dùng dễ dàng tìm đến các kênh bán hàng uy tín, đáng tin cậy. Mặc dù vậy, chính hệ thống tính điểm, chấm sao kiểu này đã nảy sinh ra những hành vi tiêu cực, bởi các công ty có thể sẽ làm mọi thủ đoạn để được chấm 5 sao từ khách hàng, ví dụ như tặng quà miễn phí hay hoàn tiền để họ rút review.
"Chỉ dẫn" viết đánh giá của công ty mỹ phẩm. (Ảnh dịch: Kenh14)
Một người dùng trên diễn đàn Reddit nổi tiếng đã chia sẻ câu chuyện của mình khi cô đã đăng một bài đánh giá phản ánh đúng sự thật lên Amazon, và nhà sản xuất đã liên tục quấy rầy đòi thay đổi.
Theo những ảnh chụp màn hình ghi lại, công ty kia đã gửi cho người phụ nữ này hàng miễn phí để review. Trong tin nhắn đầu tiên, họ đưa ra chỉ dẫn cho cô viết đánh giá không được có chữ "miễn phí" và "mẫu thử," bình luận không được quá ngắn hay quá dài và phải kèm ảnh chụp.
Bài đánh giá cực "gắt" của cô reviewer
Không may thay, họ không biết rằng đây là một reviewer chân chính. Cô cho sản phẩm này một sao vì chất lượng của nó quá tệ so với quảng cáo. Mất tới hơn tiếng đồng hồ mới gỡ được lớp sơn móng tay "dỏm" này ra. Và nó lột luôn cả lớp móng tự nhiên cũng như làm hỏng da tay của cô.
Vì bài đánh giá quá "gắt," công ty kia liền gửi mail và nhắc lại yêu cầu "4 hoặc 5 sao" và yêu cầu cô gái chỉnh sửa lại bình luận. Tuy nhiên, cô không phải là tuýp người hám danh lợi nên nhất quyết giữ nguyên quan điểm của mình, cho rằng cô không hề hài lòng với lọ sơn móng tay.
Đại diện bên phía công ty có vẻ không mấy hài lòng với câu trả lời của cô reviewer nên đã tức tối dằn mặt lại rằng sẽ không bao giờ hợp tác với cô này trong tương lai nữa.
Như bị dội gáo nước lạnh vào đầu, cô này liền chỉnh sửa bài đánh giá, nhưng mà không phải theo cái cách mà hãng mỹ phẩm kia muốn. Cô liền công khai chỉ trích thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp của họ, đồng thời tiết lộ hành vi vòi vĩnh, quấy rối nhằm được rate 4, 5 sao trên Amazon.
Theo pháp luật Mỹ, bất cứ hành vi trao tặng quà miễn phí hay trả tiền để được đánh giá tốt trên các trang thương mại điện tử mà không công khai được cho là bất hợp pháp. Amazon đã cấm cửa hoàn toàn những hành động tương tự như thế này từ năm 2016.
Sợ công ty mất hình ảnh, và nghiêm trọng hơn là mình sẽ sớm trở thành kẻ lỗ vốn, nhân viên chăm sóc khách hàng đành muối mặt gửi lời xin lỗi đến cô khách kia và nhờ vả cô xoá hộ bài viết của mình.
Đoạn xin lỗi vội vàng gửi lại từ phía cửa hàng.
Ở phía dưới phần bình luận, rất nhiều người đã tỏ ra bất bình trước nạn "câu review" kiểu này. Họ cũng chia sẻ những trường hợp tương tự:
Còn bạn thì sao? Bạn đã bao giờ gặp trường hợp bị người bán năn nỉ, vòi vĩnh cho 4, 5 sao chưa?