Viêm ruột thừa là một căn bệnh không phải ai cũng gặp nhưng chúng lại có thể đến bất kì lúc nào và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Biểu hiện đặc trưng của viêm ruột thừa chính là những cơn đau bụng dữ dội quanh rốn kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những mối nguy hiểm khôn lường như vỡ ruột thừa, thậm chí là tử vong.
Do đó, bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cần biết về viêm ruột thừa để có biện pháp ngăn ngừa và chữa trị nhanh chóng.
Trước tiên, bạn cần biết ruột thừa là một bộ phận của cơ thể, có kích thước nhỏ khoảng ngón tay cái và nằm ở bụng phải. Ruột thừa có một đầu được bịt kín, đầu còn lại thông với manh tràng. Bình thường, ruột thừa không gây ra những tác động đến sức khỏe nhưng khi chúng bị tắc nghẽn do sỏi thận, thức ăn... thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm và nhiễm trùng.
Viêm ruột thừa sẽ trở nên nghiêm trọng nếu tình trạng viêm, nhiễm khuẩn kéo dài mà không được chữa trị. Chúng sẽ làm xuất hiện sưng, mưng mủ và mô bị viêm làm thiếu nguồn cung cấp máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), viêm ruột thừa là một trong những vấn đề chính gây đau bụng dữ dội, bắt buộc bạn phải phẫu thuật. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường phổ biến ở những người trẻ tuổi từ 10 - 30 tuổi.
Có nhiều nguyên dẫn đến bệnh viêm ruột thừa, thông thường là do ăn uống hoặc các bệnh về đường ruột. Chúng có thể xảy ra do sự tắc nghẽn ở ruột cho thức ăn lọt vào. Bên cạnh đó, nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn, virus đường ruột... cũng dẫn đến tình trạng sưng các mô ở ruột thừa và gây viêm.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Thông thường những cơn đau sẽ mất khoảng 4 - 48 giờ để phát bệnh và chúng thường xảy ra ở vùng gần rốn, vùng bụng trên và lây sang vùng bụng dưới. Ngoài những cơn đau bụng dữ dội thì một số biểu hiện khác cần lưu ý khi mắc viêm ruột thừa là:
- Buồn nôn.
- Chán ăn.
- Sốt nhẹ và kéo dài.
- Bụng sưng và bị đầy hơi.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa có thể khác nhau ở mỗi người và tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị viêm ruột thừa, nên tránh dùng thuốc nhuận tràng, vì nó có thể làm cho ruột thừa bị vỡ.
Hãy đến ngay phòng khám nếu có triệu chứng sớm của viêm ruột thừa như trên. Đặc biệt nếu chúng kéo dài hơn 4 tiếng thì bạn cần phải phẫu thuật nhanh chóng.
Nếu các triệu chứng của bạn có tính chất điển hình, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác nhau, bao gồm:
- Khám sức khỏe để đánh giá mức độ cơn đau. Bác sĩ ấn nhẹ lên bụng để đánh giá cơn đau và kiểm tra độ cứng của cơ bụng.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng để nhận biết những dấu hiệu nhiễm trùng.
- Xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp X-quang bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc siêu âm bụng để xác định nguyên nhân gây đau.
Nếu được chẩn đoán bị viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ đề nghị bạn cắt bỏ ruột thừa. Đây là một phương pháp phổ biến trong hầu hết các trường hợp để ngăn chặn vỡ ruột thừa và viêm cấp tính. Phẫu thuật thường được thực hiện thông qua nội soi. Nhờ thế mà bạn có thể phục hồi nhanh hơn và ít đau hơn. Bệnh nhân sẽ được cấp một liều thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm trùng. Do đó, bạn có thể được khuyên không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước giai đoạn này.
Nếu ruột thừa bị viêm nghiêm trọng thì bạn sẽ phải trải qua thao tác rút mủ và chất dịch trước khi thực hiện phẫu thuật. Sau khi cắt bỏ ruột thừa, cần 2 - 6 tuần để phục hồi và bệnh nhân được khuyến cáo là không tham gia vào các hoạt động thể chất trong thời gian này. Bên cạnh đó bạn cần thường xuyên kiểm tra để ngăn ngừa trường hợp nhiễm trùng vết thương. Một ưu điểm khác của phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là bạn sẽ không có nguy cơ bị mắc bệnh lại nữa.
Phòng ngừa viêm ruột thừa
Mặc dù viêm ruột thừa là một căn bệnh khó phòng tránh và chúng có thể xảy ra ngẫu nhiên bất cứ lúc nào nhưng vẫn có nhiều biện pháp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên tăng cường chất xơ vào chế độ ăn uống từ các thực phẩm như yến mạch, lúa mì, gạo lứt, rau xanh, trái cây... Và nên tách bỏ hạt các loại trái cây hạt nhỏ như ổi và ăn chậm nhai kĩ.
Nguồn: Boldsky