Việc gian lận trong thi cử xưa nay vẫn là một tình trạng nhức nhối của ngành giáo dục, những học sinh đeo gánh nặng áp lực điểm số trên vai và tìm mọi cách để đạt được thành tích học tập như mong muốn.
Trên thế giới không thiếu những phi vụ gian lận, quay cóp trong thi cử được đầu tư một cách công phu, hoành tráng khiến chúng ta phải mắt chữ A, mồm chữ O.
Năm 2016, các sinh viên tại một trường cao đẳng y tế ở Thái Lan đã bị bắt quả tang sử dụng máy ảnh gián điệp (spy camera) kết nối với đồng hồ thông minh (smartwatch) để gian lận trong các kỳ thi. Họ đã sử dụng spy camera không dây giấu trong mắt kính để quay lại câu hỏi thi, truyền thông tin tới các cộng sự ở nơi khác và nhận câu trả lời qua đồng hồ. Kỹ năng gian lận này được đem ra so sánh với các bộ phim gián điệp kinh điển của Hollywood.
Máy ảnh gián điệp (spy camera) kết nối với đồng hồ thông minh (smartwatch) dùng để quay cóp của sinh viên Thái Lan
Hiệu trưởng trường Đại học Rangsit – ông Arthit Ourairat đã đăng hình ảnh thiết bị gian lận công nghệ cao này lên trang Facebook của mình. Kỳ thi tuyển sinh bằng câu hỏi này cũng đã bị hủy bỏ sau khi vụ việc bị phát hiện.
Bộ phim Kỹ Nghệ Quay Bài (1996) của Nhật Bản cũng nổi đình nổi đám vì các chi tiết gian lận được khắc họa một các quá tinh vi, rõ nét
Tình trạng quay cóp trong phim được đưa lên một đỉnh cao mới và có sự giúp đỡ của những nhà khoa học thiên tài, sự hỗ trợ của khoa học công nghệ.
Bạn đã đạt đến trình độ gian lận này chưa?
Năm 2017, một học sinh với tài khoản Twitter glxzwdwyws tự giới thiệu có tên Andrw và đăng tải hình ảnh cho thấy màn gian lận có một không hai của mình cho bài kiểm tra Vật lý. Học sinh này đã chép một số công thức bên dưới móng tay để quay cóp.
Bộ phim Bad Genius của Thái Lan ăn điểm ở sự sáng tạo trong những chiêu gian lận của nhân vật Lynn và những người bạn của mình
Tất cả những chiêu trò gian lận do bộ não siêu phàm của nhân vật Lynn nghĩ ra. Lynn thử thách cực hạn của bản thân, như một mình làm cả 2 bộ đề thi Toán 40 câu chỉ trong vỏn vẹn thời gian thi vì bài thi có 2 đề một cách thành công khiến khán giả trầm trồ.
Kỳ thi đầu vào đại học là một trong những thử thách lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người ở nước này, là bậc thang đầu tiên mà họ phải bước được lên trong hành trình hướng tới thành công trong cuộc sống.
Tình trạng nghiêm trọng nhất khiến nhà trường đau đầu nghĩ cách đối phó chính là các chiêu trò gian lận trong thi cử bằng mọi giá của học sinh. Những hình ảnh được cảnh sát công bố cho thấy học sinh đang rất áp lực để có thể vượt qua kỳ thi này.
Kính và đồng xu phát tín hiệu ra ngoài
Chai nước này được dùng để bắn đề thi cho cộng sự bên ngoài phòng thi
Học sinh gian lận bằng mọi giá
Hành vi gian lận trong thi cử ở Trung Quốc lần đầu tiên được xem là hành vi phạm tội hình sự, với mức phạt cao nhất là việc bị phạt tù lên đến 7 năm. Trong đó, các thí sinh bị bắt quả tang có hành vi gian lận sẽ bị cấm tham gia các kỳ thi quốc gia trong 3 năm liên tiếp còn mức án tù lên đến 7 năm được áp dụng với những người bị buộc tội tạo điều kiện cho tình trạng gian lận hàng loạt hay bỏ tiền thuê người thi hộ.
Sinh viên Henry Lynch (21 tuổi) từng gây náo loạn truyền thông khi chui qua ống thông gió tại một tòa nhà ở Đại học Kentucky (Mỹ) vào 2h sáng, lọt xuống văn phòng tầng ba và ăn trộm bản sao đề thi cuối kỳ môn thống kê với sự giúp đỡ của một đồng phạm.
Lynch và Kiphuth sau đó đã bị buộc tội trộm cắp nghiêm trọng, phải hầu tòa ngày 26/6/2017.
Từng có một bộ phim nổi tiếng nói về đề tài ăn cắp đề thi. Kết Quả Hoàn Hảo: Phim The Perfect Score (2004) với câu chuyện về nhóm 6 học sinh trung học đứng trước nguy cơ phải kết thúc quãng đời đến trường của họ nếu như không vượt qua kỳ thi SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ).
Họ quyết định đột nhập vào tòa nhà ETS, lấy trộm toàn bộ đề thi, đáp án và cuối cùng đã vượt qua kỳ thi SAT với điểm số hoàn hảo.