Những "nạn nhân" đầu tiên của AI tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á: Gần 30% lao động sẽ bị giảm lương, nguy cơ thất nghiệp cao, chỉ có 4 ngành "lên ngôi"

Thùy Linh, Theo Đời sống & Pháp luật 13:08 24/02/2025
Chia sẻ

Mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và thị trường lao động tiếp tục là một chủ đề nóng được nhiều người quan tâm.

Tờ Korea JoongAng Daily đưa tin, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (Bank of Korea) đã phát hành một báo cáo hợp tác với Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), nhấn mạnh sự chênh lệch rõ rệt trong ảnh hưởng của AI đối với từng nhóm lao động. Theo báo cáo này, 24% lao động trong nước được xếp vào nhóm có mức độ tiếp xúc cao, bổ sung cao, nghĩa là họ sẽ được tăng năng suất khi sử dụng AI. 27% khác được xếp vào nhóm có mức độ tiếp xúc cao, bổ sung thấp, nghĩa là họ sẽ được trả lương thấp hơn và phải đối mặt với tình trạng mất việc làm.

Những "nạn nhân" đầu tiên của AI tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á: Gần 30% lao động sẽ bị giảm lương, nguy cơ thất nghiệp cao, chỉ có 4 ngành "lên ngôi"- Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Internet

4 nghề hưởng lợi và 4 nghề bị đe dọa bởi AI

Báo cáo phân tích hai chỉ số quan trọng:

- Mức độ tiếp xúc với AI: Đo lường khả năng AI thay thế con người trong các nhiệm vụ. 

- Khả năng dùng AI để bổ sung cho công việc: Phản ánh việc một công việc có tận dụng được AI hỗ trợ hay không.

Kết quả cho thấy:

- 24% lao động thuộc nhóm tiếp xúc cao - bổ sung cao, nghĩa là AI sẽ giúp họ tăng năng suất một cách hiệu quả. 

- 27% lao động thuộc nhóm tiếp xúc cao - bổ sung thấp, tức họ dễ bị giảm lương và đối diện nguy cơ mất việc.

BOK cho biết phụ nữ, người trẻ và người lao động có trình độ học vấn cao, thu nhập cao có nhiều khả năng thể hiện cả mức độ tiếp xúc cao và bổ sung cao, cho thấy AI có thể đóng vai trò là cơ hội cho những nhóm này. 

Các nghề có khả năng được hưởng lợi từ AI bao gồm bác sĩ, giám đốc điều hành công ty, giáo sư và chuyên gia tài chính. 

Trong khi đó, những nghề có thể bị đe dọa bao gồm nhân viên kế toán, văn phòng, chuyên gia hệ thống máy tính và nhân viên tiếp thị qua điện thoại.

Những "nạn nhân" đầu tiên của AI tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á: Gần 30% lao động sẽ bị giảm lương, nguy cơ thất nghiệp cao, chỉ có 4 ngành "lên ngôi"- Ảnh 2.

AI sẽ tác động lâu dài thế nào?

Từ kết quả mô phỏng từ báo cáo, việc triển khai AI hiệu quả có khả năng tăng tổng năng suất từ 1,1% đến 3,2%, kết quả cụ thể phụ thuộc vào tác động kinh tế của AI và thời điểm áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, tác động này không phải là phổ biến trên toàn bộ các công ty, mà thường sẽ thể hiện rõ rệt hơn ở các tập đoàn lớn.

Theo dự báo dân số của Liên hợp quốc, GDP của Hàn Quốc sẽ giảm khoảng 16,5% từ năm 2023 đến năm 2050 nếu không có AI, do nguồn cung lao động giảm do tỷ lệ sinh thấp và già hóa. Tuy nhiên, việc tận dụng AI có thể làm giảm đáng kể tác động tiêu cực này, có thể hạn chế mức giảm GDP xuống còn 5,9%.

Một trong những thách thức lớn nhất là khuyến khích người lao động chuyển đổi sang các công việc hoặc phương thức làm việc tận dụng AI hiệu quả hơn. Dữ liệu của "Korea Labor and Income Panel Study" chỉ ra, từ 2009 đến 2022, có 31% lao động thực sự chuyển đổi được.

Báo cáo cho thấy Hàn Quốc vượt mức trung bình của các quốc gia phát triển về mức độ sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi AI, xếp thứ 15 trong tổng số 165 quốc gia theo Chỉ số sẵn sàng AI. Quốc gia này đạt thứ hạng cao trong các hạng mục như “đổi mới và hội nhập kinh tế,” đứng thứ 3, và lần lượt xếp thứ 18 ở các hạng mục “quy định, chính sách” và “hạ tầng số.”

Những "nạn nhân" đầu tiên của AI tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á: Gần 30% lao động sẽ bị giảm lương, nguy cơ thất nghiệp cao, chỉ có 4 ngành "lên ngôi"- Ảnh 3.

Khủng hoảng việc làm đang âm thầm diễn ra. Ảnh minh họa: Kelly Kasulis/Mic.

Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc trong tháng 12/2024 đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm rưỡi, dữ liệu được công bố vào ngày 15/1/2025. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/2024 đã tăng lên 3,7% sau khi điều chỉnh theo mùa, mức cao nhất kể từ tháng 6/2021 và tăng mạnh so với mức 2,7% của tháng 11. Sau khi tăng thêm 123.000 việc làm vào tháng 11, Hàn Quốc đã mất 52.000 việc làm trong tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2021.

Theo một thống kê khác của Cục Thống kê Hàn Quốc vào năm 2024, tình trạng thất nghiệp kéo dài đang trở thành vấn nạn đáng báo động trong giới trẻ nước này. Tính đến thời điểm thống kê, có tới 238.112 người trong độ tuổi 15-29 đã không có việc làm trong ít nhất 3 năm sau khi tốt nghiệp. Khoảng 82.000 người trong số đó thừa nhận đã từ bỏ việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, chỉ đơn giản là "ở nhà". Số liệu cũng chỉ ra 68.886 người khác đang ôn thi để tìm việc, 35.243 người đang làm việc nhà hoặc chăm sóc con cái, và 10.880 người đang học lên cao. Những con số này cho thấy không chỉ đơn thuần là thất nghiệp, nhiều thanh niên Hàn Quốc đang mất dần hy vọng và động lực tìm việc sau những lần thất bại liên tiếp, Korea Herald đưa tin.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày