Trong lịch sử thế giới, những đợt nắng nóng khủng khiếp đã từng diễn ra cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. Và cho đến nay, con người vẫn đang phải oằn mình chống chọi với hàng loạt đợt nóng kỷ lục khác.
Trẻ em ở New York, Mỹ đang nô đùa trong một con đường ngập nước, sau khi cảnh sát mở vòi nước chữa cháy để xua tan cái nóng kỷ lục ở đây. Ít nhất 5.000 người Mỹ cùng 1.100 công dân thiệt mạng khi nhiệt độ chạm mốc kỷ lục khắp 12 bang của Mỹ, trong đó bang North Dakota ghi nhận mức nhiệt 49 độ C. Theo MSN, xảy ra giữa cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, nắng nóng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực lên đời sống xã hội mà cả nền kinh tế đang kiệt quệ.
Năm 1976, Anh ghi nhận một trong những ngày nắng nóng nhất trong thế kỷ 20 khi nhiệt độ vượt 32 độ C và liên tục đạt mức 35 độ C trong 5 ngày. Mùa hè khô hạn dẫn tới cháy rừng liên tục cùng các vấn nạn sức khoẻ cho người dân nước này. Nắng nóng kéo dài tới tận cuối tháng 8 kèm theo mưa to và sấm sét dữ dội trên khắp cả nước.
Nhân viên y tế di chuyển thi thể người thiệt mạng vì nắng nóng trên đường phố Chicago, Mỹ năm 1995. Đợt nóng kéo dài chỉ 5 ngày từ 12/7/1995 là thủ phạm cướp đi sinh mạng của 700 người cao tuổi tại Chicago, khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất cùng với St. Louis (bang Missouri) và Milwaukee (bang Wisconsin).
Mùa hè năm 2003 là đợt nóng kỷ lục ở châu Âu kể từ năm 1540. Nắng nóng trên diện rộng cướp sinh mạng của 70.000 người, nhiều nhất là ở Pháp (14.802 người chết). Nhiệt độ ở miền bắc nước Pháp nóng kinh hoàng trong vòng 7 ngày, ở khoảng 40 độ C. Ảnh: AAP
Hơn 220 người chết trong đợt nắng ở Bắc Mỹ hồi tháng 7/2006. Nhiệt độ tại nhiều khu vực lên tới 47 độ C. Tại Nam Dakota, mức nhiệt đỉnh điểm là 54 độ C. Ảnh: NOAA
Người dân Trung Quốc trải chiếu ngủ giữa đường trong đợt nắng nóng rộng khắp châu Á năm 2007. Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc là các quốc gia chịu ảnh hưởng khi nắng nóng kéo dài từ tháng 5 kéo dài tới tháng 9.
Nắng nóng 43 độ C liền trong vòng 3 ngày tại miền Đông Nam Australia khiến điều hòa chạy liên tục, mạng lưới điện quá tải, gây mất điện và cháy rừng đầu năm 2009. Nhiệt độ cao nhất ở Hopetoun, Victoria là 49 độ C, Melbourne 46 độ C. Tồi tệ hơn là sự việc diễn ra vào ngày thứ 7 đen tối, rừng ở Victoria cháy lan rộng khiến 173 người tử vong. 10 tháng sau đó, tức tháng 11/2009, đợt nắng nóng thứ 2 lại xảy ra cùng khu vực này.
Vào năm 2013, châu Âu lại tiếp tục hứng chịu đợt nóng kỷ lục mới. Một loạt quốc gia ôn đới cùng chịu cảnh này như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha khi nhiệt độ đã có lúc lên tới hơn 40 độ C, khiến gần 55.000 người chết.
Hơn 300 người đã thiệt mạng trong đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài 3 ngày ở Karachi, thành phố lớn nhất Pakistan thuộc tỉnh Sindh vào năm 2015.
Tháng 4 và tháng 5/2015, Ấn Độ chìm trong nắng nóng nghiêm trọng. Mức nhiệt ban ngày cao nhất chạm mốc 47 độ. Một tháng sau, thủ đô Karachi của nước láng giềng Pakistan hứng chịu hai ngày nóng đỉnh điểm khiến hơn 2.000 người chết. Ảnh: Reuters