Những chất kịch độc từng được sử dụng trong mỹ phẩm cổ đại và cận đại

Kim, Theo Thể Thao & Văn Hóa 19:47 16/11/2022
Chia sẻ

Người xưa đã từng sử dụng thủy ngân để chế tác đồ trang điểm.

Cái giá cho sắc đẹp luôn đắt đỏ. Cái giá có thể tới từ mỹ phẩm đắt tiền, lượng thời gian làm đẹp kéo dài từ sáng tới chiều, hay theo lời các nhà sử học, cái giá phải trả có thể là sức khỏe và mạng sống. Ngày nay, mỹ phẩm vẫn chứa một số chất khiến người dùng hoài khi, nhưng vẫn không thể so sánh với những chất kịch độc người xưa từng sử dụng.

Khác với chúng ta ngày nay, người xưa không mua sẵn mỹ phẩm bày bán trong những cửa hàng sáng sủa, mà tự mua hóa chất và chế mỹ phẩm, thuốc làm đẹp, v.v… theo công thức trong sách. Có những món bao gồm những thành phần tự nhiên vô hại, nhưng cũng có những thứ mỹ phẩm tự chế làm từ những thứ hóa chất độc hại cho con người, mà đến ngày nay chúng ta mới hay biết về tác hại của chúng.

Mỹ phẩm chứa chì

Những chất kịch độc từng được sử dụng trong mỹ phẩm cổ đại và cận đại - Ảnh 1.

Que đồng dùng để trang điểm kolh lên mặt của người Ai Cập cổ - Ảnh: Science Museum Group.

Giới quý tộc thời Ai Cập cổ đại kẻ lông mày bằng một mỹ phẩm chuyên dụng, có tên riêng là “kohl”. Nó vừa thể hiện vai vế trong xã hội của người trang điểm, lại vừa là lời thỉnh cầu gửi tới các thần linh mong nhận được sự che chở.

Thế nhưng bản chất kohl lại không mấy an toàn: khi khai quật các lăng mộ Ai Cập cổ đại, các nhà khảo cổ phát hiện ra kohl chứa hàm lượng chì khá lớn. Trong một báo cáo khoa học xuất bản năm 2010 trên tạp chí Analytical Chemistry, các nhà nghiên cứu phát hiện ra thứ “bùa bảo vệ” lại chứa hai chất chì là laurionite và phosgenite; thuở xưa, chúng được dùng để chữa bệnh mắt và một số bệnh ngoài da.

Nhưng người Ai Cập cổ đại không phải những người duy nhất sử dụng mỹ phẩm chứa chì. Hàng ngàn năm về sau, con người vẫn chưa hiểu hết tác động của chì lên sức khỏe con người. Khi Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất bị đậu mùa vào năm 1562 (khi bà 29 tuổi), bà đã trát lên mặt phấn Venetian ceruse để làm trắng da. Theo các tài liệu xưa, nguyên liệu làm thứ phấn này bao gồm nước, dấm và chì.

Thậm chí, theo một số nhà sử học, khi Nữ hoàng mất năm bà 69 tuổi, một phần lý do qua đời có thể kể đến ngộ độc chì.

Mỹ phẩm chứa thủy ngân

Những chất kịch độc từng được sử dụng trong mỹ phẩm cổ đại và cận đại - Ảnh 2.

Thuốc làm đẹp chứa thủy ngân có thể gây ra nhiều hậu quả về gan, thận, và có thể khiến người dùng tử vong - Ảnh Getty Images.

Giới quý tộc sống tại thời Victoria sẵn sàng làm mọi cách để được đẹp, kể cả việc dùng thủy ngân để tẩy nhược điểm trên da. Đấy là nếu người dùng mỹ phẩm không tử vong trước khi những nhược điểm biến mất.

Chưa hết, trích đoạn trong cuốn sách The Ugly-girl Papers: Or, Hints for the Toilet mô tả một tổ hợp dùng để phục hồi lông mi, với thành phần chính là thủy ngân và mỡ. Cũng ở thời này, những mỹ phẩm tạo hiệu ứng màu đỏ cũng thường chứa chất thủy ngân độc hại.

Bánh chữa bách bệnh chứa asen

Phụ nữ thời Victoria theo đuổi vẻ mặt nhợt nhạt, vì họ cho rằng đó là dấu hiệu của một bậc vương giả không tiếp xúc với ánh Mặt Trời giống với thường dân. Nhờ những sản phẩm như bánh asen an toàn của bác sĩ James P. Campbell, những người phụ nữ không chỉ nhợt nhạt vì thiếu nắng, mà mặt họ tái đi vì bệnh tật.

Những chất kịch độc từng được sử dụng trong mỹ phẩm cổ đại và cận đại - Ảnh 3.

Bao bì của bánh ghi rõ sản phẩm an toàn với bất cứ ai, nhưng thành phần asen không đồng ý với điều đó - Ảnh: Smithsonian.

Theo chỉ dẫn, người dùng sẽ ăn bánh để chữa mụn, tàn nhang, da vàng, sốt rét, chán ăn, mất sức khỏe tinh thần, đau đầu, v.v…, quá nhiều công dụng tới từ một miếng bánh cỏn con chứa chất độc chết người.

Kali nitrat dùng trong triệt lông

Ngày nay, kali nitrat là hợp chất quan trọng trong sản xuất nhiên liệu tên lửa, pháo hoa và phân bón, nhưng nhiều năm về trước, công thức triệt lông đã không thể thiếu kali nitrat. Trong một công thức thuốc triệt lông được viết năm 1776, người ta đã sử dụng kali nitrat làm thành phần chính.

Đúng là thuốc triệt được lông, nhưng bên cạnh đó hợp chất còn tạo ra khí độc nếu bị đun nóng. Và nếu người sử dụng không cẩn thận dùng thuốc gần ngọn lửa, hậu quả sẽ rất khó lường.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày