Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu?

Skye, Theo Trí Thức Trẻ 07:31 11/02/2020

Một trong những điểm nhấn của mùa giải Oscars năm nay là sự xuất hiện của nhiều bộ phim về sự bất bình đẳng và phân tầng giai cấp. Tuy nhiên, không phải bộ phim nào cũng làm tròn trịa “sứ mệnh” này.

Có rất nhiều lý do để Parasite (Kí Sinh Trùng) của đạo diễn Bong Joon Ho được nhiều người yêu thích. Một trong số đó, luồng nhận định Parasite có lẽ là một trong những bộ phim xuất sắc nhất, đánh bật những giá trị cố hữu của hệ thống tư bản. Kể câu chuyện của một gia đình lao động cố gắng len lỏi vào gia đình thượng lưu, bộ phim đã đưa người xem đối diện với cách biệt giàu nghèo một cách tinh tế. Parasite chắc chắn sẽ khiến nhiều khán giả trong sự kiện tối Chủ nhật thấy khó chịu, hoặc liệu họ có tự thấy mình trong câu chuyện đó không?

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 1.

Vượt ngoài ranh giới một bộ phim, chiến thắng của Parasite cũng khiến người ta suy ngẫm về vấn đề của cả một nền điện ảnh - liệu có phải tới lúc điện ảnh đại chúng sẵn sàng “tuyên chiến” với sự bất bình đẳng và phân tầng giai cấp ở nơi vốn là “thủ phủ tư bản” của thế giới. Tuy nhiên, giữa vô vàn các tác phẩm với thể loại này, không phải bộ phim nào cũng thực sự thể hiện được tinh thần của mình.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 2.

Thắng lợi vượt bậc của Kí Sinh Trùng tại Oscar lần thứ 92.

Nét phúng dụ gượng gạo của Joker

Câu chuyện về một kẻ thủ ác của DC đã đưa người xem chạm mặt với Arthur Fleck, một gã hề với những hội chứng tâm lý, trở thành tay sát nhân khi bị cả xã hội quay mặt. Bối cảnh xã hội trong bộ phim chính là đại diện cho một câu chuyện chính trị Joker muốn công kích.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, dù nhiều người cho rằng bộ phim đã phần nào thể hiện xã hội đương thời, Joker chưa thực sự thể hiện được tính kết nối với thực tại chính trị; bộ phim vẫn mang âm hưởng của một tác phẩm siêu anh hùng. Lấy bối cảnh của những năm 1980s cũng là cách để Joker nằm trong một vùng an toàn nhất định trước những luồng dư luận hiện đại.

Các chi tiết thiếu trong bộ phim cũng là vấn đề được quan tâm. Những kẻ hung hăng, tầng lớp “vô sản” trong xã hội được đại diện bằng một đám đông vô diện trong khi đó tầng lớp “tư sản” trong xã hội như những nhân vật hoạt hình gượng gạo. Bộ phim đã không tạo được những tính cách điển hình của các nhân vật, từ đám nhân viên ngân hàng phố Wall cho tới ứng viên thị trưởng tỷ phú Thomas Wayne. Việc xây dựng nhân vật mờ nhạt đã tạo nên thế đối trọng “Chúng ta và họ” - điều này không phản ánh được sự phức tạp của chính trị trong bối cảnh hiện tại.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 4.

Câu chuyện “kẻ nhập cư tử tế” trong Knives Out

Một bộ phim khác có phần hay hơn nhưng thực tế cũng không có quá nhiều điều để nói là Knives Out với viễn cảnh về sự tách biệt giai cấp nhưng vẫn quá an toàn để phản ánh hiện tại. Rian Johnson đã chuyển thể một tác phẩm kinh điển của Agatha Christie sang bối cảnh đương đại của nước Mỹ với câu chuyện mang đậm màu sắc giải trí với những nhân vật thể hiện sự phân tầng giai cấp cùng bị kéo vào bối cảnh của một vụ giết người. Với hình ảnh nữ anh hùng như một thiên thần chỉ có trong cổ tích, Knives Out đã đưa ra một tuyên ngôn rằng những người nhập cư cũng xứng đáng có được điều tốt đẹp khi đạo đức của họ hoàn toàn trong sạch.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 5.

Knives Out đưa ra lời tuyên ngôn đầy mạnh mẽ.

Tuy nhiên, vấn đề với Knives Out nằm ở việc bộ phim chỉ như một tác phẩm trinh thám vụng về với việc xây dựng nhân vật quá kệch cỡm; những tình huống châm biếm không sáng và lòng vòng. Sự đối lập giữa các tuyến nhân vật khiến bộ phim không thật khi một bên được xây dựng quá tồi tệ, còn một bên còn lại với đại diện là cô y tá Marta không khác gì một thiên thần - cô gái trẻ còn không thể nói dối vì mỗi lần nói dối là lại nôn ọe. Bộ phim hoàn toàn có thể khắc họa một người nhập cư đúng luật, chăm chỉ theo một cách phức tạp, đa màu sắc hơn một nữ anh hùng tham gia một “cuộc chiến” đơn giản đến lạ lùng.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 6.
Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 7.

Knives Out thành công đến đâu vẫn được cho là một tác phẩm trinh thám vụng về.

Nỗi sợ lan tràn trong xã hội

Thú vị hơn Joker và Knives Out chính là 2 bộ phim Hollywood mang tính giải trí tương tự. Dù không được đề cử trong Oscars nhưng các tác phẩm này đã trình bày những vấn đề về giai cấp và sự bất công trong xã hội theo góc độ phức tạp và bớt dễ dãi hơn.

Tác phẩm kinh dị Us vẫn giữ được những nét điển hình trong phong cách phim của Jordan Peele với những ý tưởng hoàn toàn độc đáo, mở ra nhiều trường suy nghĩ cho người xem. Us kể câu chuyện của một gia đình trung lưu Mỹ phải đối diện với một tình huống vô tiền khoáng hậu: Những kẻ giống hệt mình, xuất hiện trước cửa nhà vào một đêm lễ hội. Câu chuyện không mang nặng yếu tố chia tách giàu nghèo, bộ phim thể hiện nét ẩn dụ đơn giản ý tưởng về việc thành công và giàu có trong một thế giới tư bản đều dựa trên sự thất bại và áp bức một đối tượng nào đó.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 8.

Us vẫn giữ được những nét điển hình trong phong cách phim của Jordan Peele

Lần hồi về quá khứ của nhân vật Adelaide, chúng ta nhận ra rằng, Adelaide từng là một Tethered nhưng đã trốn thoát ra ngoài và tráo đổi với người thật. Chi tiết này như một phép ẩn dụ đầy sức mạnh về khái niệm phổ quát của chủ nghĩa tư bản “sự dịch chuyển xã hội” nhằm khuyến khích chủ nghĩa cá nhân; để mỗi cá nhân tiến bước trên nấc thang danh vọng, ai đó sẽ phải ngã quỵ.

Điều ấn tượng nhất của Peele với Us chính là hình tượng các Tethered nắm tay xếp thành một vòng tay thể hiện tinh thần chống đói nghèo “Hands Across America” vào những năm 1980. Thông điệp của Jordan Peele trong bộ phim cũng mang tính khẳng khái, đanh thép: Từ thiện chỉ là sự bù đắp mang tính thương hại cho sự bất công hệ thống.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 9.

Chi tiết “Hands Across America”.

Siêu phẩm hài kịch tội phạm Hustles của Lorene Scafaria là một tác phẩm khéo léo nhưng không kém phần cay đắng, xứng đáng có mặt trong các hạng mục Oscars. Dựa trên một câu chuyện có thật xuất phát từ một bài viết trên tạp chí New York về một nhóm vũ công thoát y sau khi chuốc thuốc và bòn tiền từ những tay ngân hàng phố Wall, Hustlers là một bộ phim về sự trao quyền dành cho phụ nữ thách thức những định kiến xưa cũ.

Là những phụ nữ da màu hành nghề liên quan tới các hoạt động tình dục, những người phụ nữ này luôn được coi là nhóm thiểu số trong xã hội nhưng họ không coi mình là nạn nhân của sự phân tầng đầy thiên kiến ấy: Họ sẽ dành tâm huyết cho ván chơi thay vì căm thù những “người chơi” trong ván bài xã hội. Và kỹ năng của họ thực sự tỏa sáng trong từng phân cảnh - những người phụ nữ độc lập không dựa vào cánh đàn ông. Tuy nhiên, những giới hạn của sự độc lập được thể hiện rõ nhất khi cuộc khủng hoảng ngân hàng 2008 ập đến.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 10.

Hustles của Lorene Scafaria.

Hustlers đã gói ghém những câu chuyện này cho mục đích giải trí, và chính điều đó đã góp phần tạo nên một mặt khác của sự bóc lột tư bản được thể nghiệm với ý tưởng mới hơn. Bộ phim thể hiện điều này qua việc kể câu chuyện lồng ghép của Destiny tường thuật lại cho Elizabeth, một phiên bản hư cấu của Jessica Pressler, người phóng viên viết chính cái bài cho New York Magazine. Trong thâm tâm, Destiny tỏ ra ngờ vực đối với người phụ nữ da trắng, học ở Brown và có trong tay đầy đặc quyền này.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 11.

Một bộ phim sinh ra dành cho Hollywood

Không có chi tiết nào quá đơn giản hay thừa thãi trong Parasite với bối cảnh tầng trên - tầng dưới giàu tính gợi hình. Giống như Hustlers, bộ phim đã vẽ lên câu chuyện của những con người “tầng tháp” cố gắng trong cuộc chơi của hệ thống tư bản: chuyện của gia đình ông Kim. Sống trong một tầng hầm chật hẹp, họ cố gắng len lỏi vào gia đình Park - một gia sư tiếng Anh, giáo viên nghệ thuật, lái xe và người giúp việc.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 12.

Parasite đã dần mở ra cho người xem những suy nghĩ mới mẻ với thông điệp thực sự.

Tác phẩm không châm biếm về nấc thang xã hội, nó giống như một câu chuyện ngụ ngôn về sự xuống cấp của xã hội. Cũng như Us của Peele, nó khiến người xem hiểu rằng sự yên ổn của những người giàu không trái ngược với cuộc sống tồi tàn của người khác, nó được xây dựng trên nền tảng đó.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 13.

Tác phẩm nổi tiếng của Bong Joon Ho có nhiều chi tiết đáng lưu tâm.

Từ kỹ thuật quay phim, xây dựng tình huống cho tới sự tinh tế trong việc xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là việc đạo diễn đã lột tả cuộc sống người giàu một cách tự nhiên, không gượng ép. Không giống như những bộ phim trên, người giàu trong Parasite không phải là những con người tồi tệ thoạt nhìn qua. Bà Park là một người phụ nữ nhẹ nhàng tử tế và ông Park là một người đàn ông lịch thiệp.

Bộ phim đã phủ bóng nghi hoặc lên khái niệm "tử tế". Khi ông Kim nói về gia đình Park, "Họ giàu, nhưng tử tế", người vợ phản bác ngay: "Họ tử tế bởi vì họ giàu". Và việc tử tế thường dễ dàng hơn nếu bạn có tiềm lực, và “tử tế” cũng là cách để chấm dứt những xung đột, bằng chứng bằng việc ông Park luôn luôn chọn cách đuổi việc các nhân viên một cách nhẹ nhàng, từ tốn. Thay vì mắng xối xả người lái xe, ông Park chỉ đơn giản nói với vợ “tìm cách gì để đuổi người lái xe”. Và ông Park cũng mong muốn một điều tương tự từ nhân viên của mình “Tôi không muốn những nhân viên vượt quá giới hạn”.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 14.

"Họ tử tế bởi vì họ giàu"

Tuy nhiên, đằng sau cánh cửa nhà, đạo diễn Bong đã đưa cho chúng ta một cái nhìn khác về gia đình Park, ít hào nhoáng và lịch thiệp hơn: họ giễu cợt mùi của nhà Kim, kể câu chuyện về ảo mộng tình dục liên quan tới cái nghèo… Một cái tát nhẹ nhàng nhưng chua cay hơn nhiều.

Cuối cùng, gia đình nhà Kim đã “đi quá giới hạn” khi ông Kim đã đâm ông chủ Park trong một khoảnh khắc giận dữ nhận ra khoảng cách tầng lớp bị đem ra chế giễu. Không giống như Joker, bộ phim đã đưa mọi thứ trở lại thực tế phũ phàng ở những phân cảnh cuối: ông Kim tiếp tục cuộc sống ký sinh bên dưới căn hầm nhà ông Park và cậu con trai tiếp tục mơ ước về việc mua căn nhà để giải cứu cha mình. Không có anh hùng hay kẻ thất bại, những khoảng cách xã hội rộng lớn là kẻ chiến thắng cuối cùng trong tác phẩm.

Nhìn về Oscars 2020, từ Parasite tới Joker: Thế giới điện ảnh liệu có thù hằn với người giàu? - Ảnh 15.

Những phân cảnh đầy ám ảnh cuối cùng của Parasite.

“Parasite là một hài kịch mà không có tên hề nào, một bi kịch không có kẻ thủ ác”, đạo diễn Bông đã nói như vậy về tác phẩm của mình.