Ngoài khơi bờ biển Okayama, Nhật Bản là nơi du khách và người dân có thể chiêm ngưỡng những ánh sáng màu xanh tuyệt khi màn đêm buông xuống. Thoạt nhìn, trông nó giống như những cảnh quay từ một bộ phim khoa học viễn tưởng.
Tuy nhiên, khi nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy thứ ánh sáng màu xanh ấy giống như thể phiến đá đang "chảy máu" hay đang "khóc". Nghĩ vậy thôi chứ trên thực tế, hầu như điều gì trên thế giới này cũng có thể giải thích bằng khoa học được. Và ánh sáng màu xanh kỳ ảo đó thực chất là do những con tôm phát sáng tạo nên.
Ánh sáng màu xanh ấn tượng trên bờ biển Okayama, Nhật Bản.
Trong một chuyến du lịch tới Nhật gần đây, nhiếp ảnh gia Trevor Williams và Jonathan Galione đã tới Okayama để chụp lại cảnh tượng nhiên nhiên ấn tượng này. Tôm phát sáng hay còn được biết đến với cái tên Vargula Hilgendorfil hoặc đom đóm biển là một loài sinh vật khá hiếm, sống trên cát tại những vùng nước biển nông, thường xuất hiện vào thời điểm giữa khoảng triều lên và triều xuống. Với độ dài chỉ vào khoảng 3mm, loài tôm này chỉ phát ra nguồn sáng cực nhỏ nhoi nhưng khi chúng tập trung thành đàn lớn, cả vùng nước sẽ chuyển sang màu xanh sapphire đẹp mắt vào ban đêm.
Ban đầu khi thấy một vài hòn đá phát sáng bên bờ biển, cả Williams và Joanthan rất ngạc nhiên. Khi lại gần, họ mới phát hiện đó là những con tôm phát sáng - đom đóm biển nổi tiếng của vùng. Tuy nhiên, để có thể chụp được cả đàn đom đóm biển lớn như vậy, 2 nhiếp ảnh gia đã phải tìm cách dụ chúng lên bờ cùng một lúc bằng cách đặt những miếng thịt xông khói lên trên phiến đá. Việc chụp loài đom đóm biển này phải đảm bảo rằng các nhiếp ảnh gia không làm hại đến chúng cũng như nhanh chóng để đàn tôm trở về biển.
Tôm phát sáng hay còn được biết đến với cái tên Vargula Hilgendorfil hoặc đom đóm biển là một loài sinh vật khá hiếm, sống trên cát tại những vùng nước biển nông, thường xuất hiện vào thời điểm giữa khoảng triều lên và triều xuống.
Theo các nhà khoa học, tôm biển phát quang nhờ phản ứng giữa enzym luciferase, chất đạm luciferin và phân tử oxy. Chúng có thể phát sáng màu xanh dương trong khoảng 20-30 phút để đáp lại kích thích vật lý. Quá trình phát quang sinh học này có thể lặp lại khi tiếp xúc với nước biển. Chính vì vậy, để những con đom đóm biển có thể phát sáng trong khi họ chụp ảnh, nhiếp ảnh gia phải đổ nước lên tục lên đàn tôm cho tới khi họ chụp được bức ảnh ưng ý.
Williams và Galione dự kiến sẽ trở lại Nhật Bản vào mùa thu năm sau để chụp lại đàn đom đóm biển này trong thời điểm chúng xuất hiện nhiều nhất.
Những hình ảnh tuyệt đẹp về loài đom đóm biển tại Nhật Bản.