Nhìn cuộc đời qua 3 lăng kính này, tôi hiểu tại sao ngày xưa mình cứ nghèo mãi, cuộc sống không khấm khá nổi

Ngọc Linh, Theo Phụ nữ mới 20:01 17/09/2024
Chia sẻ

Tôi đã học được cách tách rời hạnh phúc với tiền bạc, để không cần tiêu nhiều tiền vẫn thấy cuộc sống đủ đầy.

Zeng Shiqiang - Một bậc thầy trong giới văn chương từng nói: “Trạng thái giàu - nghèo của một người đều là do sự tu dưỡng của chính người đó quyết định”.

Khi còn trẻ, ai cũng hy vọng mình sẽ thành đạt và giàu có, nhưng thực tế thường ngược lại, rất ít người có thể thực sự giàu có khi còn trẻ. Phải tới tuổi trung niên, khi đã trải qua đủ hỉ nộ ái ố, nghiên cứu đủ các quy tắc kiếm tiền, người ta mới nhận ra sự thịnh vượng không phải một phép màu. Dấu vết của trạng thái giàu có vốn đã luôn ở đó, ngay từ khi chúng ta biết suy nghĩ. Chỉ là không phải ai cũng biết cách nghĩ đúng để nhận ra dấu vết ấy mà thôi.

Ở tuổi 35, càng ngẫm, tôi càng thấy điều này là đúng.

1 - Muốn kiếm tiền thì trước hết phải chịu khó trau dồi tri thức

88% tỷ phú duy trì thói quen đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày để trau dồi kiến thức. 58% người giàu chủ yếu đọc tiểu sử của những người nổi tiếng để chắt lọc những bài học cuộc sống mà không cần phải thực sự trực tiếp trải qua khổ ải. 55% những người có thói quen đọc sách đều tự tìm được những phương pháp riêng, phù hợp với bản thân để cải thiện cuộc sống và sự nghiệp.

Cách làm giàu thông minh nhất, hiệu quả nhất và cần ít vốn nhất, chính là đọc sách.

Nhìn cuộc đời qua 3 lăng kính này, tôi hiểu tại sao ngày xưa mình cứ nghèo mãi, cuộc sống không khấm khá nổi- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi Elon Musk có bài phát biểu tại Đại học Thanh Hoa, Qian Yingyi - Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý, đã hỏi ông làm cách nào để trở thành người giàu nhất thế giới. Câu trả lời của Musk rất ngắn gọn và súc tích: “Tôi đọc rất nhiều sách”.

Văn phòng của Buffett không có máy tính hay điện thoại thông minh, chỉ có sách báo và ông dành 80% thời gian để đọc mỗi ngày.

Dù ở thời đại nào đi chăng nữa, tri thức luôn là con đường nhanh nhất để một người thăng tiến trong sự nghiệp và từng bước leo lên các bậc thang thịnh vượng. Hãy luôn nhớ rằng độ dày của cuốn sách bạn đang cầm trong tay sẽ quyết định độ dày cái ví tiền của bạn.

2 - Không thể đi đường tắt mà đạt được sự giàu có, thịnh vượng

Khi còn trẻ, nhiều người ước ao mình sẽ giàu lên nhanh chóng trong vài tuần, vài tháng. Nhưng đến tuổi trung niên, bạn sẽ nhận ra đầu cơ chưa bao giờ là cách làm giàu bền vững. Người có thể giàu lên sau 1 đêm thì cũng có thể mất tất cả chỉ trong 1 ngày.

Năm 1990, một người đàn ông nhìn thấy nhiều người chơi poker trên đường phố Thành Đô. Anh thấy một nhóm đông người tụ tập quanh một chiếc máy, tranh nhau nạp tiền và chờ đợi kết quả với ánh mắt háo hức. Khi trở về nhà, anh ta bắt đầu vay tiền khắp nơi, thu được 5.000 NDT (khoảng 17,3 triệu đồng). Ngày hôm sau, anh tới đúng góc phố ấy, trở thành một thành viên trong nhóm người đang háo hức nạp tiền chơi poker. Kết quả, anh không những không lãi đồng nào mà còn mất sạch số tiền 5.000 NDT có được nhờ đi vay.

Sau đó, anh nhận ra một điều: Đối với những người chỉ học hết trung học như anh, không có kinh nghiệm lẫn tư duy đầu tư, cách làm giàu bền vững nhất chính là chăm chỉ học hỏi, làm việc.

Nhà văn Lian Yue từng viết: "Mọi sự hạnh phúc và thịnh vượng đều là kết quả của việc sống thực tế và làm việc chăm chỉ” .

3 - Tích tiểu thành đại là quan niệm ngàn đời chưa bao giờ sai

Người kiếm được nhiều tiền vẫn có thể trở thành người rỗng túi, nếu anh ta chi tiêu quá trớn, thích đốt tiền cho những niềm vui trong ngắn hạn. Ngược lại, một người kiếm được ít tiền nhưng biết tiết kiệm, thời gian qua đi, chắc chắn anh ta sẽ dần thoát nghèo.

Nhìn cuộc đời qua 3 lăng kính này, tôi hiểu tại sao ngày xưa mình cứ nghèo mãi, cuộc sống không khấm khá nổi- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Một cư dân mạng từng chia sẻ rằng anh đã phát hiện ra một điều đáng kinh ngạc: Tổng tiền lương hàng tháng của bố mẹ anh chưa đến 8.000 NDT (khoảng 27,7 triệu đồng), nhưng sau 1 thập kỷ chắt chiu dành dụm, họ đã có 500.000 NDT (khoảng 1,73 tỷ đồng).

Chen Ming - Giáo sư tại Đại học Vũ Hán từng nói: "95% người dân đang nhận mức lương cơ bản. Nếu bạn không phải là người thừa kế sự giàu có mà đời trước để lại, học cách tiết kiệm, tích tiểu thành đại vẫn là cách thoát nghèo an toàn, bền vững nhất”.

Nói cách khác, đối với những gia đình, những người bình thường, tài sản họ có thực sự phụ thuộc vào thói quen tiết kiệm. Tiền đáng tiêu thì không được tiếc, nhưng những khoản không đáng, thì 1 xu cũng không được chi.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày