Nhà tuyển dụng hỏi: "Bạn có lời mời làm việc nào khác không?" - Ứng viên EQ thấp lúng túng, người khôn ngoan xoáy vào 3 ĐIỂM, sếp nào cũng hài lòng

Ứng Hà Chi, Theo Thanh niên việt 10:37 21/02/2025
Chia sẻ

Với câu trả lời khôn khéo, ứng viên sẽ ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.

Trong quá trình phỏng vấn, câu hỏi “Bạn có lời mời làm việc nào khác không?” tưởng chừng đơn giản nhưng lại là một cái bẫy tinh tế mà nhiều nhà tuyển dụng đưa ra để thử thách ứng viên.

Đối diện với câu hỏi này, những người có EQ thấp thường tỏ ra lúng túng, trả lời một cách vội vàng hoặc thiếu khéo léo, vô tình khiến bản thân rơi vào thế bất lợi. Họ có thể phủ nhận hoàn toàn khiến mình mất đi sức hút, hoặc tỏ ra quá tự tin làm nhà tuyển dụng e dè.

Ngược lại, người ứng viên thông minh và khôn ngoan sẽ hiểu rằng đây là cơ hội để thể hiện bản lĩnh và sự tinh tế của mình. Họ biết cách dẫn dắt cuộc trò chuyện, khéo léo xoáy vào 3 ĐIỀU khiến sếp hài lòng, thậm chí vui sướng vì cảm nhận được giá trị của ứng viên.

Và chính cách trả lời này giúp họ gia tăng cơ hội trúng tuyển, thậm chí đạt được mức đãi ngộ tốt hơn mong đợi.

Nhà tuyển dụng hỏi: "Bạn có lời mời làm việc nào khác không?" - Ứng viên EQ thấp lúng túng, người khôn ngoan xoáy vào 3 ĐIỂM, sếp nào cũng hài lòng- Ảnh 1.

Câu hỏi “hack não”, khiến nhiều người bối rối

Trong buổi phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng bất ngờ hỏi: “Bạn có nhận được lời mời làm việc nào khác không?” , không ít ứng viên cảm thấy bối rối như bị đẩy vào thế khó.

Đây là dạng câu hỏi "hack não", vừa mang tính thăm dò, vừa là phép thử tinh tế để đánh giá sự khéo léo, bản lĩnh và khả năng ứng biến của bạn. Chỉ một câu trả lời sơ suất cũng đủ khiến bạn tự đánh mất cơ hội vào tay người khác.

Thực tế, những ứng viên thiếu kinh nghiệm hoặc có EQ thấp rất dễ rơi vào “bẫy” này. Có người lúng túng, mất bình tĩnh, giọng nói ấp úng, né tránh hoặc đưa ra câu trả lời mơ hồ, khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về tính trung thực và khả năng giao tiếp cũng như giải quyết vấn đề của họ.

Một số người khác vì muốn thể hiện sự nhiệt tình nên vội vàng phủ nhận: “Em chưa có lời mời nào khác, em chỉ mong được làm ở đây thôi!” – tưởng là ghi điểm, nhưng thực chất lại khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn kém sức hút, không đủ cạnh tranh trên thị trường lao động.

Ngược lại, có người cố tỏ ra bản thân đang “đắt giá” với nhiều lựa chọn, nhưng cách trình bày vụng về: “Em cũng có vài công ty đang liên hệ, nhưng thấy công ty mình khá thú vị nên em thử xem sao!”. Câu trả lời này tưởng vô hại, nhưng lại khiến nhà tuyển dụng cảm thấy họ chỉ là lựa chọn thứ yếu, bị xem nhẹ.

Nhà tuyển dụng hỏi: "Bạn có lời mời làm việc nào khác không?" - Ứng viên EQ thấp lúng túng, người khôn ngoan xoáy vào 3 ĐIỂM, sếp nào cũng hài lòng- Ảnh 2.

Người khôn ngoan ghi điểm tuyệt đối

Những người khôn ngoan, có EQ cao không xem câu hỏi : “Bạn có nhận được lời mời làm việc nào khác không?” là cái bẫy, mà coi đó là cơ hội vàng để thể hiện bản thân.

Họ hiểu rõ nhà tuyển dụng thực chất muốn thăm dò ba điều: sức hút của bạn trên thị trường, mức độ hứng thú với vị trí ứng tuyển và sự cam kết gắn bó lâu dài.

Vì vậy, người tinh tế sẽ biến câu trả lời thành đòn bẩy, vừa thể hiện năng lực, vừa khẳng định sự chân thành, qua đó ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.

Đầu tiên, cần khéo léo thể hiện giá trị bản thân. Người ứng viên thông minh và tinh tế hiểu rằng phủ nhận hoàn toàn có thể khiến mình trông thiếu sức hút, còn phóng đại quá đà dễ gây mất điểm vì thiếu trung thực.

Thay vì rơi vào hai thái cực đó, người khôn ngoan biết cách tạo ấn tượng vừa đủ: "Tôi có nhận được một vài lời mời từ các công ty khác, nhưng chính điều đó khiến tôi càng trân trọng cơ hội tại đây. Tôi cảm thấy môi trường ở đây phù hợp nhất để tôi gắn bó và phát triển lâu dài".

Câu trả lời này không chỉ giúp bạn khẳng định mình là ứng viên được đánh giá cao trên thị trường, mà còn khiến nhà tuyển dụng cảm thấy họ đang đứng trước một nhân tố sáng giá – người mà các doanh nghiệp khác cũng mong muốn có được.

Thứ hai, khẳng định sự quan tâm của bản thân dành cho công ty. Dù có nhận được nhiều lời mời đi nữa, điều quan trọng là bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy rằng công ty họ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Một ứng viên thông minh sẽ nói: “Tôi có tìm hiểu nhiều nơi để lựa chọn môi trường phù hợp nhất, nhưng thực lòng, vị trí này tại công ty mới là điều tôi mong muốn nhất. Tôi đã dành nhiều tâm huyết cho buổi phỏng vấn và thực sự rất hào hứng khi có cơ hội làm việc cùng công ty”.

Nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được bạn đến đây vì sự yêu thích thực sự, không phải chỉ đang “dạo chơi” hay coi công ty là lựa chọn thứ yếu.

Thứ ba, thể hiện sự chân thành và mong muốn gắn bó lâu dài. Sau tất cả, không gì khiến nhà tuyển dụng yên tâm hơn một ứng viên thể hiện tinh thần đồng hành lâu dài với công ty: “Tôi rất mong được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, cùng đội ngũ tài năng như công ty mình. Tôi hy vọng chúng ta có thể gắn bó và phát triển lâu dài cùng nhau”.

Lời khẳng định này giúp nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không chỉ tìm kiếm một công việc, mà còn tìm một nơi để cống hiến và trưởng thành.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày