Nhà siêu mỏng, siêu méo tái xuất ở Hà Nội

Đức Anh, Theo Tiền Phong 08:35 18/07/2020
Chia sẻ

Những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn tồn tại và tiếp diễn ở những tuyến đường mới mở của Thủ đô bất chấp những nỗ lực của thành phố trong việc xử lý.

Nhà siêu mỏng, siêu méo tái xuất ở Hà Nội - Ảnh 1.

Căn nhà sắc lẹm, kỳ dị trên đường Phạm Văn Ðồng

Những căn nhà kỳ dị và vuông đất tiền tỷ

Mới đây, khi đi kiểm tra một số dự án trọng điểm của Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, không để xảy ra tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo bên các tuyến đường hiện đại mới mở. Vấn đề không mới nhưng thực tế mỗi khi mở những tuyến đường, dãy phố mới lại xuất hiện những căn nhà siêu mỏng, siêu méo.

Trên tuyến đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm), nơi có dự án mở rộng đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long), nhiều hộ dân do bị giải phóng mặt bằng nên đã xén mất phần lớn diện tích nhà. Phần diện tích còn lại xuất hiện những căn nhà có hình thù méo mó, xiêu vẹo. Ngay ngã ba Phạm Văn Đồng - Trần Cung một căn nhà hình tam giác chừng 5m2 có hai mặt phố lớn, được dựng bằng tôn, đã đóng cửa xếp ngay ngắn. Hầu hết các khối nhà méo xệch xuất hiện theo hình dạng ô đất.

Tại ngã tư Phạm Văn Đồng- Cổ Nhuế, căn nhà số 568 Phạm Văn Đồng được xây cao 3,5 tầng nổi nhất khu vực, trông xa giống như thanh sắt sắc lẹm chĩa lên trời. Ông chủ nhà thừa nhận, căn nhà có mặt tiền đẹp (dù hơi méo).

Bên đối diện căn nhà số 348 thừa ra khoảng 2m2 đất. Diện tích này được chủ nhà dựng chuồng cọp, che 1/2 mặt tiền nhà hàng xóm. Người dân cho biết, người hàng xóm ngỏ ý bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng mua lại 2m2 để bỏ phần che khuất nhưng bị khước từ.

Những ngôi nhà trên đoạn đường này cứ nối tiếp nhau méo mó, xiên xẹo theo. Đoạn tiếp giáp với Siêu thị Metro, miếng đất mặt đường hình tam giác có diện tích chừng 15m2, có đến 10m mặt đường Phạm Văn Đồng, được tận dụng mở quán nước. Người bán ở đây cho biết, không xây nhà được nên gia đình đang rao bán, giá mong muốn khoảng 200 triệu đồng/m2.

Lách luật, rào tôn xây nhà siêu mỏng, siêu méo

Tình trạng nhà méo mó, xiên xẹo cũng xuất hiện trên tuyến đường vành đai 2 (đoạn đường Trường Chinh, Minh Khai) - một công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ tại Hà Nội. Dọc tuyến đường Minh Khai (đoạn giao Trương Định - đến cầu Mai Động) không thiếu những căn nhà có mặt tiền rộng, nhưng chiều sâu hạn chế, những căn nhà hình chữ nhật mỏng tang, hình tam giác, hình thang. Một chủ quán trà đá kể “Mảnh đất méo mó trên đường này được rao giá 350 triệu đồng/m2, không bớt 1 đồng mới nói chuyện mua bán”.

Khu vực gần nhà máy bia Việt Hà, có hơn chục công trình lớn nhỏ đang tranh thủ công trường cho thợ ồ ạt xây dựng. Tại căn nhà có diện tích chưa đầy 20m2, hình thang, bám mặt đường Minh Khai, các tốp thợ đang gấp rút hoàn thiện tầng 5. Chủ nhà cho biết, tranh thủ công trường đường đang thi công ông đốc thúc thợ hoàn thiện nhanh để cho thuê.

“Nhà có diện tích trên 30m2 nhưng khi mở rộng đường, bị thu hồi mất 18m2. Giá đền bù khoảng 36 triệu đồng/m2, bị thu hồi một nửa diện tích đất nhưng tiền đền bù vừa đủ chi phí để xây dựng nhà mới (khoảng 1 tỷ đồng), mỗi m2 đất mặt tiền đường Minh Khai có giá trên 300 triệu đồng, giá cho thuê cũng từ 4 - 6 triệu đồng/m2 nên phải tận dụng từng cm2”, người này nói.

Theo quy định của Bộ Xây dựng, các thửa đất trên 36 m2 mới được xây dựng. Nhưng nhiều nhà có diện tích nhỏ, vừa phải “lách” bằng cách “xin” sửa chữa, quây tôn kín mít rồi âm thầm nâng độ cao dần dần, phía trong hoặc hợp thửa với hàng xóm (nhưng thực chất vẫn là hai hộ độc lập) để được cấp phép xây dựng. Thành ra, không chỉ bất cập ở khâu giải phóng mặt bằng mà cả ở khâu quản lý xây dựng cũng có vấn đề nên các căn nhà siêu mỏng, siêu méo, thậm chí kỳ dị cứ mọc lên.

Theo quy định của Bộ Xây dựng, các thửa đất trên 36 m2 mới được xây dựng. Nhưng nhiều nhà có diện tích nhỏ, vừa phải “lách” bằng cách “xin” sửa chữa, quây tôn kín mít rồi âm thầm nâng độ cao dần dần, phía trong hoặc hợp thửa với hàng xóm (nhưng thực chất vẫn là hai hộ độc lập) để được cấp phép xây dựng.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày