Người xưa dặn: Cúng ông Táo có 6 điều kiêng kỵ, gia chủ CHỚ phạm kẻo tự "rước họa vào thân"

Phác Thái Anh, Theo Phụ Nữ Số 06:00 22/01/2025
Chia sẻ

Gia chủ cần lưu ý nhiều điều này để tránh phạm phải đại kỵ khi cúng ông Công ông Táo.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là dịp ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những sự kiện trong năm qua. Vào ngày này, các gia đình sẽ tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo, khấn vái để Táo quân trình báo những điều tốt đẹp, cầu mong may mắn cho gia đình trong năm mới.

Năm nay, 23 tháng Chạp rơi vào ngày 22 tháng 1 dương lịch. Để nghi lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra suôn sẻ và thành kính, gia chủ cần lưu ý TRÁNH 6 sai lầm sau đây.

1. Lạm dụng quá nhiều vàng mã

Trong dịp lễ cúng ông Công, ông Táo, nhiều gia đình chuẩn bị mâm cúng hoành tráng với đầy đủ lễ vật, tiền vàng mã, xe cộ... để tiễn các vị thần linh về chầu trời.

Đôi khi do tâm lý "phú quý sinh lễ nghĩa" nên không ít gia đình chi tiêu cả triệu đồng cho việc mua các đồ vàng mã. Song, điều này không thực sự cần thiết vì nó gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là làm giảm đi nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt.

Điều quan trọng nhất trong lễ cúng ông Công ông Táo là tấm lòng thành của gia chủ. Lễ vật không cần phải quá xa xỉ hay cầu kỳ, chỉ cần phù hợp với điều kiện gia đình và được chuẩn bị một cách đúng đắn. Lễ cúng không phải càng nhiều đồ đắt tiền thì càng tốt, mà là thể hiện sự thành kính và đúng đắn trong cách thức tổ chức.

Người xưa dặn: Cúng ông Táo có 6 điều kiêng kỵ, gia chủ CHỚ phạm kẻo tự

2. Cúng vào thời điểm không hợp lý

Theo quan niệm dân gian, cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng quá sớm hoặc quá muộn có thể không đúng nghi thức. 

Năm 2025, giờ Ngọ (11h-13h) của ngày 23 tháng Chạp được coi là thời điểm đẹp nhất để thực hiện lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Người xưa dặn: Cúng ông Táo có 6 điều kiêng kỵ, gia chủ CHỚ phạm kẻo tự

3. Đặt mâm cúng ở khu vực không sạch sẽ

Theo phong tục, mâm lễ cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở nơi trang trọng trong nhà, thường là trên bàn thờ hoặc nơi cao ráo, sạch sẽ. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và không gian gia đình mà nhiều nhà thường lựa chọn đặt mâm cúng ở khu vực bếp.

Vì bếp là nơi sinh hoạt hàng ngày nên có thể sẽ bừa bộn, ngổn ngang đồ đạc. Nếu chọn đặt ở khu vực này, gia chủ cần dọn dẹp thật sạch sẽ, gọn gàng để tạo không gian thanh tịnh cho lễ cúng. Tuyệt đối không đặt mâm cúng ở nơi thiếu sự trang nghiêm hoặc không hợp phong thủy, vì có thể làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của buổi lễ.

Người xưa dặn: Cúng ông Táo có 6 điều kiêng kỵ, gia chủ CHỚ phạm kẻo tự

4. Thả cá chép sai cách

Cá chép được coi là phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời. Do đó, cần thả cá ở nơi sạch sẽ như ao, hồ, sông để tránh việc làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần chú ý không ném cá chép từ trên cao xuống.

Cách thả đúng đó là dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc đồ đựng cá xuống nước và để cá tự bơi ra. Hoặc đặt cá trong lòng bàn tay và thả nhẹ nhàng xuống nước. 

Người xưa dặn: Cúng ông Táo có 6 điều kiêng kỵ, gia chủ CHỚ phạm kẻo tự

5. Cúng tiền âm phủ

Ông Công, ông Táo là những vị thần cai quản bếp núc và gia đình, chứ không phải vong hồn của người đã khuất. Do đó, trong lễ cúng Táo quân, tuyệt đối không nên cúng tiền âm phủ hay các vật phẩm dành cho người âm.

Việc này không chỉ vi phạm tín ngưỡng truyền thống mà còn dễ gây hiểu lầm, làm sai lệch ý nghĩa của nghi lễ và sự thành kính đối với các vị thần.

6. Chỉ khấn xin tài lộc, sung túc

Khi cúng ông Công, ông Táo, gia chủ cần thành tâm suy ngẫm về những sai lầm trong năm qua, kiểm điểm và sám hối, đồng thời nguyện sửa đổi trong năm mới. Cũng trong dịp này, gia chủ mong cầu Táo quân khi về chầu trời sẽ báo cáo những điều tốt đẹp, ban phước lành cho gia đình.

Lễ cúng Táo quân không nên chỉ nhằm mục đích cầu tài lộc hay sung túc. Bởi việc khấn xin những điều này không phải mục tiêu chính trong nghi lễ.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày