7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại "mời gọi" ung thư

Lam Phương, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 22:00 21/01/2025
Chia sẻ

Bằng kinh nghiệm nội trợ, mẹ tôi cho rằng không nên sử dụng 7 loại nồi này.

Hôm trước mẹ ghé nhà tôi chơi, sau khi đi 1 vòng quanh bếp liền chỉ tay vào mấy cái nồi và phán ngay: "Con hãy loại bỏ những thứ này!". Mẹ đã nấu ăn mấy chục năm và từng thử qua mọi loại nồi, cái nào dùng dở là biết ngay. 

Sau khi nghe giải thích, tôi mới vỡ lẽ rằng không phải cứ nồi đẹp là nấu ăn chuẩn, mua nhiều nhưng chẳng phải cái nào cũng dùng được, nhất là mấy loại này.

1. Nồi thủy tinh

Nhà tôi có hai chiếc nồi thủy tinh, vốn mua vì thấy đẹp quá. Nhưng đúng như mẹ tôi nói: Nồi này nấu mãi mới nóng, mà nóng thì dễ bị cháy.

Thủy tinh dẫn nhiệt kém, giữ nhiệt cũng không tốt nên rất khó kiểm soát nhiệt độ. Ngoài ra, loại nồi này khá mong manh nên nếu đổ nước quá lạnh, gặp nhiệt độ quá cao hay chỉ cần va đập nhẹ cũng có thể nứt vỡ.

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại

Vì vậy, nồi thủy tinh thích hợp hơn để đựng thức ăn bày trí lên bàn. Còn đặt trên bếp gas để nấu thì không ổn chút nào.

2. Nồi tráng men

Giống nồi thủy tinh, nồi tráng men trông rất sang chảnh. Thế nhưng thực chất, tráng men chỉ là kỹ thuật tráng lớp men dày hơn lên bề mặt cho đẹp mắt để "lừa tình" thôi. Khi đun nóng, tay cầm cũng nóng ran, còn khi nồi nguội, đồ ăn bên trong cũng lạnh theo, rất bất tiện.

Đó là chưa kể nếu lớp men bị sứt mẻ, cần ngưng sử dụng ngay vì phần lõi kim loại tiếp xúc với thực phẩm có thể bị ăn mòn, giải phóng các chất kim loại nặng hoặc gỉ sét. Điều này có nguy cơ gây nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và lâu dài có thể tích tụ trong cơ thể.

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại

3. Nồi chống dính đá mạch nha

Lúc mới mua, tôi tưởng đây là nồi đá thật nhưng hóa ra chỉ là nồi chống dính bình thường với bề mặt có hoa văn giả đá. Mặc dù có lớp chống dính Teflon nhưng do chất lượng và công nghệ sản xuất khác nhau, nồi này không bền, lớp chống dính dễ bị hỏng sau một thời gian sử dụng. Vậy nên mẹ tôi vừa nhìn đã chán, chỉ khuyên bỏ đi ngay.

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại

4. Nồi chống dính đá cuội

Đây là phiên bản nâng cấp của nồi đá mạch nha: Không chỉ có hoa văn giống đá cuội mà còn có hình dáng như viên đá cuội thật. Tuy nhiên, dùng thử thì lại chẳng "ngon" hơn là bao.

Nhược điểm của em này là hình dáng quá tròn, đáy nồi nóng quá nhanh, dễ làm thức ăn bị cháy, làm giảm hiệu quả nấu nướng. Mẹ tôi cũng từng mua một cái với giá hơn 300 nghìn nhưng chất lượng lại quá kém. Lớp chống dính dễ bị bong tróc sau một thời gian sử dụng - đây là điều độc hại vô cùng. Nếu cố tình giữ lại sử dụng sẽ dễ "dẫn lối" ung thư. 

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại

5. Nồi chống dính tổ ong

Đây là một loại nồi chống dính với lớp Teflon nhưng được cải tiến bằng cách khắc hình tổ ong trên bề mặt trước khi phủ lớp Teflon. Điều này giúp lớp chống dính bám chắc hơn và nồi bền hơn.

Tuy nhiên, những vết khắc này khiến độ dày của nồi không đều, dễ làm món ăn bị dính vào các rãnh, gây cháy hoặc khét. Nên nhìn chung, mặc dù chi tiết tổ ong là một cải tiến với nồi chống dính nhưng không thực sự hiệu quả như mong đợi. Với cùng mức giá, bạn có thể tìm được những nồi chống dính Teflon tốt hơn.

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại

6. Nồi sữa

Loại này khá nhỏ bé, nhìn giống nồi nhỏ dùng để nấu sữa, bột cho trẻ em nên nhiều nơi gọi là nồi sữa. Tuy nhiên, quảng cáo lại quá đà khi cho rằng có thể dùng nồi này nấu mọi món ăn từ chiên xào đến nấu canh.

Tôi đã thử dùng nhưng dù có đổ đầy dầu, thức ăn vẫn bị dính vào đáy nồi, rất dễ bị cháy, Nhìn chung, đây chỉ là nồi nhỏ dùng để nấu nước hoặc mì, không thích hợp cho việc xào nấu, có cũng được mà không có cũng được. 

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại

 7. Nồi gang

Nồi gang là ký ức thời thơ ấu của mẹ tôi vì ngày xưa ở quê, người ta thường dùng loại nồi này để nấu ăn. Nhược điểm là nồi gang rất nặng, mỗi chiếc ít nhất 5-6 kg, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng khó mà cầm bằng một tay.

Nồi gang giữ nhiệt tốt và dẫn nhiệt chậm, vì bề mặt có nhiều lỗ và hạt nhỏ, dễ bị dính thức ăn và khi dùng lâu, khó chùi rửa sạch. Vậy nên ngày nay, nồi gang ít được sử dụng, chủ yếu chỉ có ở nhà hàng làm món ăn đặc trưng. 

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại

Nguồn: Toutiao 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày