Nhà độc học Chiêu Danh Uy (Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện mẹ mình qua đời vì ung thư tuyến tuỵ. Và anh cũng xác nhận rằng, chính những thói quen nguy hiểm khi sử dụng tủ lạnh của mẹ chính là một trong những căn nguyên gây ra ung thư tuyến tuỵ.
Chiêu Danh Uy kể rằng mẹ ông khi bước sang tuổi 66 thường xuyên sốt cao lên tới 38,5 độ và sụt cân. Sau khi thăm khám đã phát hiện một khối u ác tính khoảng 1cm ở tuyến tuỵ nên bà phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, chỉ một năm rưỡi sau, bệnh tình của mẹ anh lại tái phát và tử vong sau 14 tháng điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, xạ trị và hoá trị.
1. Đồ khô để hết hạn vẫn sử dụng
Nhà độc học cho biết, nhiều người tưởng rằng có thể giữ tươi ngon mọi thứ chỉ bằng cách cho vào tủ lạnh. Thậm chí có những đồ đóng gói như cà phê bột, ngũ cốc nguyên hạt... cũng được bảo quả trong một năm, thậm chí vài năm mà vẫn tiếp tục sử dụng.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc cho thực phẩm vào tủ lạnh sẽ giúp chúng không bị ẩm mốc. Trên thực tế, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày cũng dễ bị nấm mốc, đặc biệt là trái cây, ngũ cốc. Thực phẩm bị mốc tạo ra aflatoxin, một chất có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tế bào gan, đặc biệt là dễ gây ung thư.
2. Tích trữ thịt quá lâu
Tuy nhiên trên thực tế, tủ lạnh là môi trưởng ẩm ướt và một số vi khuẩn, nấm mốc vẫn có thể dễ dàng phát triển và gây độc hại cho người dùng. Chiêu Danh Uy cho biết, trước đây mẹ mình thường có thói quen đến siêu thị để mua một lượng thực phẩm lớn để dự trữ trong nhà.
Thông thường có hai loại thịt mua ngoài chợ và siêu thị: Một là thịt đã được cấp đông và hai là thịt tươi mới được giết mổ. Với loại thịt đã được cấp đông, nếu trải qua nhiều đợt xử lý, khử trùng khi mua về tiếp tục bảo quản trong ngăn đông lạnh từ hai đến ba tháng vẫn có thể tiếp tục ăn.
Tuy nhiên, nếu những loại thịt này đã tích trữ quá lâu, khoảng hơn nửa năm thì không nên tiếp tục ăn bởi khi đó thịt sẽ chuyển sang màu nâu và còn có thể sinh ra các chất độc hại cho sức khoẻ.
3. Hộp nhựa và màng bọc thực phẩm kém chất lượng
Nhiều gia đình có thói quen giữ đồ ăn bằng hộp nhựa hoặc quấn một lớp màng bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Điều này giúp tủ lạnh không bị ám mùi hay là có nguy cơ nhiễm khuẩn chéo giữa các món ăn với nhau.
Tuy nhiên, không phải loại hộp nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh. Về cơ bản chỉ có hộp nhựa làm bằng chất liệu polypropylene (PP) số 5 mới có thể sử dụng được, chất liệu này tương đối ổn định. Ngược lại, một số hộp bảo quản kém chất lượng có thể giải phóng các chất có hại, chúng có thể xâm nhập vào thực phẩm và gây ra bệnh ung thư.
Hình minh họa
Tất nhiên, điều tương tự cũng xảy ra với màng bọc nhựa. Nói chung, polyetylen là chất liệu có thể được đặt trong tủ lạnh. PVC, tức là màng bọc nhựa polyvinyl clorua, không thể để trong tủ lạnh. Chất dẻo trong đó sẽ kết tủa và có thể thấm từ màng bọc nhựa vào thực phẩm ngay cả ở nhiệt độ bình thường. Sự tích tụ lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư.
Màng bọc thực phẩm và hộp nhựa đều là những trợ thủ đắc lực trong tủ lạnh. Vì vậy, khi mua bạn nên đọc rõ nhãn và hướng dẫn trên bao bì, tốt nhất nên chọn chất liệu PP và PE, những loại này tương đối an toàn.
1. Không đặt thực phẩm ở vị trí thích hợp
Hầu hết mọi người khi đặt thức ăn vào tủ lạnh sẽ để vào bất cứ chỗ nào còn trống. Tuy nhiên, việc làm này sẽ vô tình tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.
Trên thực tế, việc phân chia ngăn tủ lạnh không chỉ để phân biệt không gian nhiệt độ khác nhau mà còn đảm bảo hiệu quả bảo quản thực phẩm.
Kệ cửa tủ lạnh thích hợp đựng các loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn mạnh như dưa chua, các loại đồ chua, mứt... Do cửa tủ lạnh thường xuyên mở nên vị trí này thường phải chịu ảnh hưởng của không khí bên ngoài, không thích hợp để bảo quản thwucj phẩm dễ hỏng như thịt đã nấu chín hay sữa đã mở nắp.
Ngăn đông lạnh thích hợp bảo quản những loại thịt đã nấu chín, thịt xông khói, sữa chua, phô mai... Ngăn mát nên lưu trữ các thực phẩm có thể được hâm nóng dễ dàng như thức ăn thừa, trứng đã luộc, các loại rau và trái cây...
2. Không chú ý thời gian bảo quản
Tủ lạnh chỉ đóng vai trò trì hoãn sự hư hỏng của thực phẩm chứ không thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn và giữ thực phẩm tươi ngon mãi mãi. Vì vậy, thực phẩm sau khi cho vào tủ lạnh cũng có thời gian lưu trữ nhất định, không nên sử dụng thực phẩm đã bảo quản quá lâu.
Ví dụ: Trứng gà tươi có thể bảo quản từ 30 - 60 ngày, trứng gà đã luộc có thể giữ trong 6 - 7 ngày. Cà chua chín giữ được trong 12 ngày. Cá giữ trong ngăn đông lạnh từ 90 - 180 ngày, trong ngăn mát là từ 1 - 2 ngày. Các loại thịt gia súc, gia cầm có thể giữ trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 - 3 ngày và khoảng 90 ngày trong ngăn đông lạnh.
3. Lấy đồ trong tủ ra ăn ngay
Dù thời tiết nóng đến đâu cũng không nên lấy thức ăn trong tủ và trực tiếp sử dụng ngay. Đồng thời cũng không nên ăn quá no khi đang tiết nhiều mồ hôi. Nên hâm nóng hoàn toàn trước khi ăn để đảm bảo an toàn, tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn nguy hiểm.
4. Không thường xuyên vệ sinh tủ lạnh
Khi mở tủ lạnh, nếu ngửi thấy mùi khó chịu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn đang "xâm chiếm". Những vi khuẩn sống được trong môi trường đông lạnh sẽ không ngừng sản sinh và tạo ra những chất khí có mùi hôi khó chịu như trimethylamine, hydro sulfide, methyl mercaptan, methylamine... Hỗn hợp của nhiều khí độc hại trong tủ sẽ làm tăng tốc độ hư hỏng của các nguyên liệu tươi trong tủ lạnh.
2 mẹo nhỏ khử mùi hôi tủ lạnh nhanh chóng
- Lau sạch bên trong tủ bằng miếng vải nhúng giấm. Không chỉ có tác dụng khử mùi mà còn có thể khử trùng.
- Đặt một miếng dứa hoặc gừng nhỏ vào góc tủ lạnh để khử mùi hôi.
Lưu ý: Không sử dụng nước khử trùng hoặc các loại chất tẩy rửa để vệ sinh tủ lạnh. Những chất chất khử trùng này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến vệ sinh thực phẩm, gây nguy hiểm cho người dùng. Cùng với đó, nhiệt độ tủ lạnh nên đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh ở ngăn mát vào khoảng 4 độ C và ngăn đông đá vào khoảng âm 18 độ C.
Nguồn: Abolouwang