Lu Xunda là người gốc Sơn Đông, Trung Quốc. Dẫu sinh ra trong một gia đình có điều kiện khá giả song anh không có suy nghĩ dựa dẫm vào cha mẹ. Anh luôn chăm chỉ làm việc và muốn thay đổi cuộc đời mình bằng chính đôi bàn tay và sự phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân.
(Ảnh 163)
Sau khi học xong, anh làm việc trong một công ty vận tải của huyện. Năm 2009 anh được cử đi công tác tại thành phố Lai Vu, Trung Quốc. Anh hẳn không ngờ rằng chuyến đi này sẽ thay đổi cuộc đời mình.
Trong ngày đầu tiên, anh đã có dịp đến một nhà hàng để thưởng thức các món ăn. Tại đây, anh đã được thưởng thức loại thịt kho tàu đặc biệt. Hương vị thịt thơm, mềm và không có nhiều mỡ. Khi hỏi chuyện anh mới biết đây là loại thịt lợn đen độc nhất vô nhị chỉ có ở địa phương này.
(Ảnh: 163)
Trở về sau chuyến công tác, Lu Xunda nhớ hương vị của món thịt đặc biệt và muốn tìm mua ở nơi anh sống nhưng không có địa chỉ cung cấp. Lu Xunda đặt câu hỏi làm thế nào để anh có thể được ăn thịt lợn đen mà không cần đến tận thành phố Lai Vu.
Từ đây ý tưởng nuôi lợn dần hình thành trong đầu Lu Xunda. Anh dường như nhìn thấy một triển vọng về thị trường rộng lớn.
Ngay sau đó vài tháng, anh xin nghỉ việc ở công ty vận tải đã làm trong nhiều năm. Thậm chí anh còn thế chấp căn nhà riêng của mình để có được một khoản tiền nhằm đầu tư kinh doanh. Sau khi biết tin, những người trong gia đình rất lo lắng và muốn ngăn cản anh. Tuy nhiên, Lu Xunda đã quyết là làm đến cùng.
Chẳng mấy chốc, trang trại chăn nuôi của Lu Xunda chính thức được thành lập. Anh đã nhập hàng chục con lợn nái đen từ thành phố Lai Vu với mức giá 15.000 NDT/con. Để tăng số lượng đàn lợn lên nhanh chóng, anh tìm mua lợn đực đen thuần chủng để phối giống. Tuy nhiên đến đây, anh gặp vấn đề lớn.
Đại diện công ty bán lợn cho Lu Xunda đã nói với anh rằng lợn đực đen ở Lai Vu thường không dễ dàng được bán vì chúng khan hiếm. Các trang trại ở đây chấp nhận bán trực tiếp thịt lợn đen với giá thấp còn hơn bán cho người khác lợn đực để phối giống.
Khó hiểu về điều này, anh lần lượt tìm đến những trang trại nuôi lợn đen khác, đúng như lời của vị đại diện công ty, không ai chịu bán cho anh lợn đực thuần chủng.
Thực tế, nếu không thể tìm được lợn đực thì trang trại của của anh khó có thể tồn tại và không thể chủ động về số lượng đàn heo. Mất nhiều ngày liền để đi tìm kiếm nơi bán heo đực. Cuối cùng anh nhận được tin vui. Một người nông dân chuẩn bị chuyển mô hình kinh doanh và sẵn sàng bán một con lợn đực thuần chủng.
Nhận được tin này, Lu Xunda đã lập tức tìm đến địa chỉ của trang trại và dẫn theo một bác sĩ thú y để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của con giống này. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, con lợn đen này tương đối gầy và yếu, chân sau của nó bị thương nặng, đi lại khập khiễng. Thực tế vì sức khỏe của con lợn này có vấn đề nên nó mới được bán.
(Ảnh: 163)
Bỏ qua vấn đề thể chất, điều anh quan tâm là mang được con lợn đực này về nhà để phối giống. Tưởng rằng một con lợn đực đen như vậy hẳn sẽ có giá không cao. Song thực tế để mua được con heo què này, anh phải mất đến 60.000 NDT (khoảng 203 triệu đồng).
Sau khi suy nghĩ một lúc, Lu Xunda sẵn sàng mua con heo què này với mức giá được đưa ra. Bởi dù sao anh cũng không thể tìm được con lợn đen thuần chủng khỏe mạnh để phối giống. Nên anh nghĩ rằng mình sẽ cố gắng chăm sóc con lợn này.
Mỗi ngày, anh thường dành phần lớn thời gian để chăm sóc cho con lợn này mong điều kỳ diệu có thể xảy ra. Bất ngờ, chỉ một tháng sau con lợn được mua với giá 60.000 NDT đã khỏe mạnh trở lại.
Vài tháng sau đó, con lợn đen thuần chủng này đã giúp trang trại của Lu Xunda có thêm nhiều lợn con mới.
(Ảnh 163)
Tuy nhiên một vấn đề mới lại xuất hiện, những con lợn đen mới sinh không được khoẻ mạnh. Chúng có triệu chứng của bệnh phổi. Sau 2 tháng căn bệnh này đã khiến trang trại của anh thiệt hại gần 300.000 NDT.
Năm 2012, anh đã tìm đến một chuyên gia của Học viện Khoa học Nông nghiệp để hỏi về cách tránh được tình trạng này. Chuyên gia đã nói với anh một ý tưởng hay là lai lợn đen với giống lợn của địa phương. Các chuyên gia cho rằng đàn lợn ở địa phương anh đã miễn dịch với căn bệnh này từ những năm 60-70 của thế kỷ trước. Vì thế khi phối giống, những con lợn đen mà ông nuôi sẽ không mắc phải căn bệnh này.
Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, trang trại của Lu Xunda ngày càng lớn mạnh. Hai năm sau, anh đã nhân số lượng đàn lợn lên hơn 1.000 con. Để thịt lợn săn chắc và ít mỡ hơn, anh xây dựng một sân thể thao và bể bơi nhằm thúc giục chúng thể dục mỗi ngày.
Để người tiêu dùng biết đến loại thịt lợn đen nhiều hơn, anh thường đưa khách đến sân thể thao để xem đàn lợn tập thể dục. Thậm chí, Lu Xunda tổ chức các cuộc thi liên quan đến thịt lợn nhằm tạo sức ảnh hưởng của thương hiệu.
Không chỉ mở hàng loạt các cửa hàng đặc sản thịt lợn đen trong vùng anh còn dẫn đầu xu hướng làm giàu từ nuôi heo đen. Dưới sự hướng dẫn của Lu Xunda nhiều nông dân cũng học tập và làm theo mô hình này.
Năm 2017, thu nhập từ trang trại của Lu Xunda vượt quá 10 triệu NDT (33 tỷ đồng).