Người đàn ông họ Trần (Thiên Tân, Trung Quốc) là doanh nhân kinh doanh nhà hàng đã có vợ và 3 con. Cách đây 1 năm, ông bán bất động sản trị giá 8 triệu NDT (27 tỷ đồng) để chuẩn bị nghỉ hưu. Thế nhưng ông Trần lại đột ngột qua đời do bị đột quỵ chỉ ít lâu sau khi bán nhà.
Trong đám tang của người đàn ông này, có một phụ nữ lạ mặt dẫn theo một đứa trẻ đến mặc áo tang, kêu đứa trẻ gọi ông Trần là bố. Người phụ nữ này họ Lý, tự nhận là người yêu của ông Trần. Cô cho biết, ban đầu bản thân là người ngỏ ý mua lại một nhà hàng ông Trần muốn sang nhượng. Trong quá trình trao đổi, ông Trần đã nảy sinh tình cảm và nói dối mình là người goá vợ, đang tự mình nuôi con. Hai người coi nhau như tri kỷ, sau này cô Lý mới biết người đàn ông này đã có gia đình.
Sự xuất hiện của 2 người lạ này khiến gia đình ông Trần vô cùng ngỡ ngàng. Trong mắt họ, ông Trần là một người chồng, người cha mẫu mực, luôn yêu thương vợ con. Vợ ông Trần lập tức lên tiếng chỉ trích cô Lý là người phá hoại gia đình họ và yêu cầu cô rời đi.
Thế nhưng cô Lý cho biết cô cũng chỉ là nạn nhân bị ông Trần lừa dối. Cô đến đây không yêu cầu được công nhận mà để nhận thừa kế tài sản cho con trai mình. Gia đình ông Trần phản đối yêu cầu này, vậy nên cô Lý đâm đơn kiện để đòi quyền lợi.
Tại phiên tòa, con gái ông Trần cho rằng mối quan hệ giữa bố mình và cô Lý là bất hợp pháp, không thể xác định quan hệ huyết thống giữa ông Trần và con trai cô Mạnh. Gia đình họ chưa từng nghe đến việc ông Quách có con ngoài giá thú và buộc tội cô Lý đến lừa đảo vì tiền.
Lúc này, cô Lý lập tức đưa ra bằng chứng giấy khai sinh của con trai có chữ ký của ông Trần và tuyên bố sẵn sàng xét nghiệm ADN để xác định quan hệ huyết thống. Gia đình ông Trần tỏ vẻ e dè, không đồng ý việc xét nghiệm.
Dựa trên những bằng chứng cô Lý cung cấp tại Toà đủ chứng minh mối quan hệ giữa con trai cô và ông Quách. Bộ Luật Dân sự của Trung Quốc quy định nếu người quá cố không lập di chúc thì những người hưởng thừa kế đầu tiên sẽ bao gồm vợ/chồng, cha mẹ, con đẻ, con nuôi. Trong trường hợp có con ngoài giá thú, con được xác định là con đẻ của người để lại thừa kế thì vẫn được hưởng thừa kế.
Đây là điều khiến gia đình ông Trần bất ngờ nhất, vì họ nghĩ hiểu lầm con riêng không được hưởng quyền thừa kế, hoặc không có phần thừa kế bằng con ruột. Thực tế là con ruột, con nuôi hay con ngoài giá thú đều cùng hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng phần di sản bằng nhau.
Tài sản lớn nhất ông Trần để lại là khoản tiền 8 triệu NDT (27 tỷ đồng) từ việc bán bất động sản, và cũng là sản chung của 2 vợ chồng ông. Vậy nên phần tài sản hợp pháp của ông Trần sẽ nhận một nửa giá trị bất động sản, tương đương là 4 triệu NDT (hơn 13 tỷ đồng). Như vậy tài sản người đàn ông này để lại sẽ chia làm 5 phần cho vợ, 3 con và con chung với cô Lý, mỗi người nhận số tiền 800.000 NDT (2,7 tỷ đồng).
Vụ việc gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Dù khoản thừa kế của con trai cô Lý nhận là đúng quy định của pháp luật nhưng quan hệ sai trái giữa ông Trần và cô Lý đã gây tổn thương tinh thần cho gia đình họ Trần, cũng như kéo đứa trẻ vào tranh chấp tài sản từ khi còn rất nhỏ.