Cách đây vài ngày một số trang thông tin mạng xã hội bất ngờ gây sự chú khi đăng tải câu chuyện về ngôi trường chỉ có một học sinh và cô giáo 61 tuổi. Nếu như lí do tại sao ngôi trường này chỉ có một trò thì có lẽ cô giáo trong câu chuyện đã giải đáp được thắc mắc của nhiều người. Thế nhưng không ít người lại tò mò rằng cuộc sống của cậu học sinh tại ngôi làng ấy như thế nào.
Được biết cư dân làng Sibilyakovo chủ yếu là người Tatar, một trong các nhóm dân tộc thiểu số ở Nga. Sau sự kiện Liên Xô sụp đổ năm 1991 ngôi làng trở nên hoang vắng sau khi nông trang tập thể đóng cửa. Vì không có việc làm nên họ bỏ lên các thành phố lớn và di cư khắp nơi, từ con số 550 người vào những năm 1970 hiện nay ngôi làng chỉ còn lại 39 người. Và ở đây chỉ có một trường học duy nhất là Sibilyakovo.
Thời huy hoàng trong những năm 1970, trường tiểu học Sibilyakovo có bốn lớp học, mỗi lớp có khoảng 18 học sinh. Cô giáo Kuchukova dạy học ở trường này 42 năm.Sau khi dân làng rời đi, trường Sibilyakovo chỉ còn lại một lớp học và học sinh duy nhất là em Ravil Izhmukhametov, 9 tuổi.
Cô giáo Kuchukova 61 tuổi là giáo viên duy nhất dạy học ở trường này suốt 42 năm. Cô giáo này đã mua nhà ở thành phố Tara cách đó 50km. Mặc dù đã có kế hoạch nghỉ hưu từ rất sớm, nhưng bà vẫn nán cho đến cuối năm học này, khi cậu học trò Izhmukhametov đủ lớn để có thể tự sang làng bên học tiếp. Bởi trên thực tế những ngôi làng ở đây rất xa nhau, các em học sinh muốn đi học phải di chuyển bằng thuyền máy, rồi lại phải tiếp tục đi xe buýt để tới trường. Việc đi tìm con chữ đối với nhiều bạn nhỏ ở những nơi vùng sâu vùng xa thế này thật sự gian nan.
Cha mẹ Izhmukhametov là nông dân, họ có gia súc, gia cầm, nhưng họ không muốn con trai ở lại làng khi cậu lớn lên. Tuy nhiên cậu bé Ravil, Con trai họ nói không muốn chuyển đến thành phố nhưng cậu nhận ra rằng đến một ngày nào đó cậu cũng sẽ không có lựa chọn nào khác.
Cuộc sống của cậu bé trước nay vẫn luôn quanh quẩn bên ngôi làng của mình, không rời đi nhưng không có nghĩa là một ngày nào đó cậu vẫn ở đây. Buổi tối trước ngày khai giảng cậu bé còn được mẹ dặn dò đủ thứ, thậm chí còn Ravil còn được mẹ tắm rửa cho sạch sẽ. Dù không có bạn bè học cùng, nhưng khi được hỏi tới một vấn đề liên quan cậu bé vẫn đáp rằng, chắc chắn là bản thân cũng muốn có bạn, có người chơi cùng. Bởi vậy trong suốt những năm qua cậu học trò một mình một ngôi trường vẫn luôn mong tới ngày được học trường lớn, được nghe tiếng cười đùa của các bạn đồng trang lứa.
Vì gắn bó với ngôi làng đã lâu nên có lẽ nếu có một ngày gia đình có ý định rời là quyết định khó khăn đối với mọi người. Từ ông bà ngoại tới cậu mợ họ đều sinh ra lớn lên và gắn bó với nơi đây. Trong gia đình chắc chỉ có chị gái cậu, Ravil, Rozalia Hannanova, đã lập gia đình và sinh con là chuyển sống tại trung tâm vùng Tara.
Một học sinh khác từng học trong trường làng và cũng là cậu bạn chơi thân với Ravil giờ đã chuyển sang một ngôi trường khác cách đó cả 30 phút đi đi bộ cộng thêm 20 phút trên chặng xe buýt đường dài. Nhưng có lẽ với tinh thần học tập cao, điều này không phải là vấn đề đối với những đứa trẻ ở đây.
Sau những giờ học căng thẳng với những con chữ, số học, về đến nhà cậu lại tiếp tục sống vui vẻ như bao bạn bè đồng trang lứa tuổi khác.
(Theo Reuters)