Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đặc biệt chú trọng vào chỉ số IQ. Họ không ngại tìm đủ cách để con phát triển chỉ số này như: Cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, cho con theo học những khóa nâng cao tư duy,... Người sở hữu chỉ số IQ cao có lợi thế nhiều mặt, tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công.
Nhiều người có chỉ số IQ cao nhưng lại tự mãn và cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Ngược lại, nhiều người có vẻ không được thông minh lắm nhưng cuối cùng vẫn đạt được thành tựu đáng ngưỡng mộ.
Từ xưa đến nay, con người chưa bao giờ ngừng khám phá vận mệnh, dù là nhà tiên tri cổ đại hay các nhà khoa học trong xã hội hiện đại. Họ đều muốn tìm hiểu xem: Điều gì ảnh hưởng đến cuộc đời một con người?
Trên thực tế, ngay từ năm 1946, các nhà khoa học Anh đã bắt đầu cuộc điều tra theo dõi chỉ số thông minh ảnh hưởng đến cuộc đời những đứa trẻ như thế nào. Nghiên cứu kéo dài 70 năm với tổng số 70.000 người tham gia. Có thể nói đây là nghiên cứu theo dõi trẻ em lớn nhất trong lịch sử.
Các nhà khoa học người Anh đã thu thập 13.687 mẫu trẻ ngay từ khi còn là sơ sinh và bắt đầu theo dõi lâu dài. Cứ sau 12 năm, những đứa trẻ đó sẽ được cập nhật lại kết quả. Tính đến nay, thời gian nghiên cứu đã trải qua 5 thế hệ, kéo dài hơn 70 năm.
Nghiên cứu mất nhiều thời gian, số lượng mẫu lớn, đòi hỏi sự nghiêm túc. Từng chi tiết của những đứa trẻ đều được lưu trữ thông tin một cách cẩn trọng.
Nghiên cứu của Anh đã thiết kế tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến trẻ, bao gồm môi trường gia đình, thói quen ăn uống của cha mẹ, thói quen làm việc và nghỉ ngơi của trẻ, mối quan hệ giữa vợ và chồng khi mang thai,…
Do khoảng thời gian dài và số lượng mẫu lớn, các nhà khoa học đã thiết lập một cơ sở dữ liệu khổng lồ, với một triệu mẫu sinh học (bao gồm DNA, răng sữa và 9.000 nhau thai được lưu trữ), tạo ra hơn 6.000 bài báo học thuật và xuất bản hàng chục cuốn sách hữu ích.
Kết luận cuối cùng: Không phải chỉ số IQ quyết định cuộc đời của đứa trẻ, mà là kinh tế gia đình, cách cha mẹ nuôi dạy con cái và trình độ học vấn của trẻ.
Từ dữ liệu khảo sát theo dõi lứa trẻ sơ sinh đầu tiên, các nhà nghiên cứu Anh đã làm rõ một điều: Mức thu nhập gia đình sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa trẻ.
Ở biểu đồ sau, chúng ta dễ dàng nhận thấy, so với gia đình có điều kiện kinh tế tốt, trẻ em từ gia đình có điều kiện kinh tế thấp thường có khả năng nhận thức kém hơn rất nhiều. Và khi trẻ lớn lên, khoảng cách về khả năng nhận thức ngày càng lớn.
Sự khác biệt về khả năng nhận thức sẽ khiến trẻ thuộc gia đình có điều kiện kinh tế thấp khó khăn hơn trong học tập. Cụ thể trẻ khó thi vào các trường trọng điểm, khó tìm việc làm sau khi ra trường.
Điều đáng buồn hơn là những đứa trẻ sinh ra có nhận thức cao sẽ suy giảm dần khả năng nếu sinh ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế thấp. Còn những trẻ tuy khả năng nhận thức thấp nhưng nếu sinh ra trong gia đình điều kiện tốt vẫn có thể được cải thiện.
Vậy liệu con cái của những gia đình có mức kinh tế thấp không có tương lai tươi sáng? Dĩ nhiên là không phải vậy. Đây chỉ là kết quả mang tính tương đối.
Tuy nhiên, qua khảo sát cũng cho thấy, khoảng 20% trẻ em xuất thân từ tầng lớp xã hội thấp đã thoát khỏi sự kìm kẹp của số phận, vẫn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Và những đứa trẻ này đều có một điểm chung: Trẻ có động lực nội tâm mạnh mẽ!
Đằng sau động lực bên trong, trẻ sẽ không thể làm gì nếu không có sự hỗ trợ từ cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh dù hoàn cảnh nghèo khó nhưng luôn sẵn sàng đầu tư cho con trong chuyện học tập, để con có cơ hội thi vào các trường đại học danh tiếng, từ đó giúp cuộc đời sang trang.
Cách cha mẹ nuôi dạy con cái cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ. Chẳng hạn như đứa trẻ được cha mẹ quan tâm, lắng nghe ý kiến thường vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc. Khi lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng trở thành người lạc quan, luôn thể hiện tốt trong công việc và có nhiều cơ hội thành công trong tương lai.
Là cha mẹ, chúng ta phải lắng nghe ý kiến của con và đừng luôn cho rằng con không biết thứ gì. Khi bạn lắng nghe con nói, bạn không chỉ cải thiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ cho con mà còn giúp con học cách suy nghĩ độc lập. Đồng thời còn giúp cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Người xưa từng nói: "Vạn vật đều thấp kém, chỉ có đọc sách mới cao quý" để thể hiện sự cao quý, tầm quan trọng của nguồn tri thức từ sách mang lại.
Nhà văn nổi tiếng Pushkin cũng nói: "Ảnh hưởng của con người thì ngắn ngủi và yếu ớt, nhưng ảnh hưởng của sách thì rộng lớn và sâu rộng".
Mặc dù, đọc sách không giải quyết được những khó khăn hiện tại ngay lập tức. Nhưng sách sẽ thay đổi một cách tinh tế quan điểm của bạn về các vấn đề và thái độ đối với cuộc sống.
Chưa bao giờ có câu trả lời chuẩn cho việc nuôi dạy con. Cha mẹ nào cũng "qua sông bằng cách sờ đá", đồng hành cùng trẻ trong quá trình khôn lớn và liên tục thay đổi phương pháp để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Và bạn phải nhớ rằng: Giáo dục luôn là khoản đầu tư tốt nhất!