Các nhà lãnh đạo có EQ cao có khả năng duy trì mối quan hệ tốt với các thành viên trong nhóm, tư duy rõ ràng hơn trong các tình huống căng thẳng và đưa ra những ý tưởng tốt hơn về cách quản lý các vấn đề nhân sự.
Phần lớn mọi người nghĩ rằng trí tuệ cảm xúc là một phẩm chất vốn có, hiện hữu do di truyền hay còn gọi là bẩm sinh. Nhưng giống như bất kỳ kỹ năng nào, nó có thể được phát triển và mài giũa theo thời gian.
Dưới đây là 7 thói quen quan trọng để phát triển và cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo:
Công cụ quan trọng nhất là lắng nghe tích cực. Nếu một người tích cực lắng nghe, họ sẽ không bị phân tâm bởi điện thoại hoặc các công việc khác. Họ cũng không tập trung vào phần phát biểu của cá nhân. Thay vào đó, họ đầu tư toàn bộ sự chú ý của mình vào việc lắng nghe những gì người khác nói. Điều này cho phép người nghe hiểu rõ hơn lý do và động cơ của đối phương, đồng thời phát hiện những ý tưởng trong phần trình bày đó.
Nhờ vậy, những người lắng nghe tích cực có khả năng bao quát và nắm bắt tốt hơn, từ đó đưa ra những nhận định chính xác, đồng thời phát hiện những điểm đặc biệt.
Các nhà lãnh đạo thông minh về cảm xúc cũng rèn luyện tính kiên nhẫn. Có quá nhiều nhà lãnh đạo thiên về hành động, phản hồi các câu hỏi, chất vấn. Nhưng các nhà lãnh đạo có chỉ số EQ cao thường kiên nhẫn và thoải mái hơn về mặt thời gian đối với một tình huống mới. Sự kiên nhẫn này cho phép họ có nhiều thời gian hơn để theo dõi và phản ứng lại những cảm xúc của chính mình, giúp bản thân bình tĩnh và lý trí hơn, tạo môi trường làm việc thoải mái hơn cho nhân viên.
Đối với hầu hết mọi người, sự đồng cảm xảy ra một cách tự nhiên. Đối với một số người, điều này là thách thức hoặc không thể. Bất kể chúng ta là ai, mỗi cá nhân đều có thể tạo thói quen để thực hành "sự đồng cảm tích cực". Nói cách khác, chúng ta rèn luyện bằng cách dành nhiều thời gian hơn để tưởng tượng những người khác cảm thấy thế nào khi rơi vào tình huống đó.
Khi đặt bản thân vào câu chuyện của người khác, chúng ta có thể thấy tại sao họ có thể căng thẳng, thiếu kiên nhẫn hoặc hành động như vậy. Sự đồng cảm được một số người coi là kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất mà một nhà lãnh đạo có thể có.
Mặc dù rõ ràng là khó định lượng, nhưng một số nhà nghiên cứu đã ước tính rằng có tới 55% giao tiếp được truyền đạt thông qua ngôn ngữ cơ thể. Theo đó, những nhà lãnh đạo thông minh về mặt cảm xúc tích cực chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của nhân viên. Một nhân viên có thể nói rằng họ đồng ý với quyết định của cấp trên, nhưng cách họ khoanh tay và cảm xúc biểu hiện trên khuôn mặt lại phản ánh một thái độ khác.
Có nhiều cách để thiền, nhưng hầu hết chúng đều phục vụ cùng một mục đích: Giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về khoảnh khắc hiện tại và kiểm soát tốt hơn suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Thiền không phải là thứ mang lại cho chúng ta những lợi ích tức thì; thay vào đó, những điều này phải được trau dồi theo thời gian, với sự thực hành nhất quán.
Nếu thực hành thiền chỉ 10 hoặc 15 phút mỗi ngày, sau một khoảng thời gian nhất định, chúng ta sẽ trở nên hòa hợp hơn với suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa thiền định và kiểm soát cảm xúc, giúp mọi người bình tĩnh và lý trí ngay cả trong những tình huống khó khăn.
Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo thông minh về mặt cảm xúc thường tập viết nhật ký, hoặc một thói quen tương tự cho phép họ đối mặt và sắp xếp những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân của họ. Điều này rất quan trọng để nhận biết và kiểm soát cảm xúc của bản thân, đồng thời giúp xử lý những gì bản thân quan sát được ở các thành viên trong nhóm.
Ví dụ, thông qua bài viết cá nhân, bạn có thể nhận ra động cơ và cảm xúc của nhân viên đối với một đồng nghiệp nào đó; điều này có thể giúp các nhà lãnh đạo tìm ra những giải pháp chu đáo hơn và toàn vẹn hơn.
Bất kể nhà lãnh đạo thông minh về mặt cảm xúc nào cũng biết đến tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống và thực hành nó trong cuộc sống của mình, đồng thời hỗ trợ trong cuộc sống của nhân viên. Họ sẵn sàng nghỉ giải lao và tránh xa các tình huống căng thẳng cao độ. Họ cũng ưu tiên những thói quen lành mạnh như ngủ, tập thể dục và một chế độ ăn uống cân bằng - điều này cho phép bản thân các nhà lãnh đạo và đội của họ ổn định hơn, cả về tinh thần và cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc không chỉ hữu ích cho các nhà lãnh đạo. Trong thời đại hiện nay, EQ đóng vai trò quan trọng không hề kém cạnh so với IQ. Dù không là lãnh đạo, nhưng bất cứ ai thông minh về mặt cảm xúc đều có khả năng thành công cao hơn. Điều đáng nói ở đây, EQ không phải do bẩm sinh, mỗi cá nhân đều có thể rèn luyện và nâng cao khả năng của mình.
Nguồn: Success