Nếu thấy mình cứ nghèo mãi, có thể bạn đang xem thường điều quan trọng này, giàu có hay không cũng từ đó mà ra

Ngọc Linh, Theo Phụ nữ số 22:23 28/11/2024
Chia sẻ

Muốn giàu có, chăm chỉ làm việc thôi là chưa đủ.

Trong cuốn sách "Tiền đến từ đâu?", tác giả - cũng là nhà khoa học tài chính Tang Ya có viết: "Đằng sau trạng thái giàu có, thịnh vượng của một người là chuỗi những quyết định đúng đắn về con người và thực sự là một chuỗi những quyết định đúng đắn về các mối quan hệ. Việc kiếm tiền thực chất chính là sự phản ánh sức mạnh toàn diện của một người, bao gồm nhận thức, tư duy, và khả năng tương tác xã hội".

Lời khẳng định ấy của Tang Ya lại làm tôi nhớ đến câu nói: Nếu bay cùng phượng hoàng, bạn phải là một chú chim đẹp; nếu cùng bầy với hổ và sói, bạn phải là một con thú dữ. Cách nhanh nhất để một người phát triển cả về nhận thức lẫn tình hình tài chính, chính là kết giao với những người giỏi và có khả năng kiếm tiền, hay nói cách khác chính là những người vượt bậc hơn họ về mọi mặt.

01

Không lâu sau khi tốt nghiệp đại học, Triêu Linh thành công gia nhập một công ty thời trang. Khi mới bước chân vào lĩnh vực này, Triêu Linh làm việc rất chăm chỉ, tuyệt nhiên không dám lười biếng.

Nếu thấy mình cứ nghèo mãi, có thể bạn đang xem thường điều quan trọng này, giàu có hay không cũng từ đó mà ra- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Từ vị trí nhân viên bán hàng, sau 3 năm, Triêu Linh đã dần "leo" lên được vị trí quản lý của cửa hàng. Lúc này, áp lực về doanh số tăng lên đáng kể. Dù chăm chỉ đến mấy, Triêu Linh vẫn không đạt đủ KPI với vai trò quản lý, thậm chí, cửa hàng của cô luôn trong top những cơ sở có doanh thu thấp nhất.

Điều này khiến Triêu Linh vô cùng băn khoăn, day dứt, đến mức ăn không ngon, ngủ không yên. Cô đau đáu về việc tại sao cùng hệ thống, cùng bán những sản phẩm như nhau, cửa hàng cùng ở những vị trí đắc địa, mà cơ sở cô quản lý lại ít khách hơn hẳn các cơ sở khác.

Cuối cùng, cô quyết định sẽ mang nỗi day dứt này đi hỏi đồng nghiệp - những người cũng đang là quản lý của những cửa hàng khác, và cửa hàng của họ có mức doanh thu vượt bậc hơn hẳn cửa hàng của cô.

Triêu Linh gửi 3 lời mời cho 3 người đồng nghiệp, cô mời họ 1 bữa thịnh soạn nhưng chỉ có 2 người đồng ý gặp mặt. Trong bữa ăn kéo dài gần 3 tiếng ấy, 2 người đồng nghiệp của cô đã chia sẻ những kinh nghiệm vô cùng quý giá. Họ không hề "giấu nghề", mà còn thẳng thắn chỉ ra mô hình vận hành cửa hàng của Triêu Linh quá đơn lẻ. Họ hướng dẫn cô nghiên cứu thị trường để tạo ra những chương trình đánh trúng tâm lý và nhu cầu của khách hàng.

Triêu Linh ngay lập tức thực hiện một loạt điều chỉnh theo gợi ý của đồng nghiệp, 2 tháng sau, doanh số của cửa hàng cô dần leo từ "đáy" danh sách lên giữa, và sau 5 tháng, cửa hàng của Triêu Linh trở thành cơ sở có doanh số cao thứ 2 trên toàn hệ thống.

02

Tỷ phú người Mỹ Robert Kiyosaki từng tuyên bố rằng ông có hai "người cha". Trong đó, người cha nghèo chính là cha ruột của ông, tuy là giáo sư đại học nhưng cả đời ông lại ngập trong nợ nần. Còn người cha giàu của ông chỉ là cha nuôi, và cũng là bạn thân của người cha nghèo. Người cha giàu thậm chí còn chưa tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng đã xây dựng được một đế chế kinh doanh trị giá hơn một tỷ USD.

Sự khác biệt giữa hai người cha chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý và cách họ tư duy. Người cha nghèo của Kiyosaki cho rằng: "Mạo hiểm trong chuyện tiền bạc là điều tối kỵ".

Nếu thấy mình cứ nghèo mãi, có thể bạn đang xem thường điều quan trọng này, giàu có hay không cũng từ đó mà ra- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Để kiếm tiền, người cha nghèo luôn đi làm đúng giờ, tháng nào cũng nhận đúng 1 khoản tiền lương. Ông không bao giờ dám thực hiện bất kỳ nỗ lực đầu tư nào khi có cơ hội. Kết quả là khi khủng hoảng kinh tế ập đến, người cha tội nghiệp không may bị cho nghỉ việc và cuộc sống của ông rơi xuống vực thẳm.

Ngược lại, người cha giàu của Kiyosaki lại nói: "Nhiều người thất bại vì họ quá sợ thất bại". Người cha giàu bắt đầu đi làm từ sớm và sau khi dành dụm được một khoản tiền, ông bắt đầu đầu tư mở 1 siêu thị. Do thiếu kinh nghiệm, ông nhiều lần thất bại trong việc khởi nghiệp, thậm chí nhiều lần suýt phá sản.

Nhưng ông không bao giờ nản lòng mà rút ra bài học từ những thất bại cho đến khi chuyển lỗ thành lãi.

Kiyosaki nhìn thấy quỹ đạo cuộc đời của hai người cha và quyết định học hỏi từ người cha giàu của mình. Ông đã nghiên cứu sâu rộng về nhiều ngành công nghiệp, nghiên cứu xu hướng thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư phù hợp.

Trong suốt hành trình đó, Kiyosaki cũng mắc phải những sai lầm khi đưa ra quyết định và thất bại trong đầu tư. Nhưng mỗi lúc như vậy, anh luôn nghĩ đến lời khuyên của người cha giàu: "Hãy chấp nhận thực tế thất bại và biến nó thành động lực trên con đường thành công".

Cuối cùng, Kiyosaki đã trở thành một doanh nhân và nhà đầu tư nổi tiếng với tài sản ròng hơn 100 triệu USD ở độ tuổi 40.

03

Đôi khi, chúng ta chưa giàu không phải bởi vì chúng ta không chăm chỉ làm việc, hay không muốn cải thiện tình hình tài chính của bản thân. 

Nếu thấy mình cứ nghèo mãi, có thể bạn đang xem thường điều quan trọng này, giàu có hay không cũng từ đó mà ra- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Chúng ta rất nỗ lực, nhưng điều quan trọng hơn cả là đã nỗ lực đúng cách, đúng hướng hay chưa, thì chúng ta lại không trả lời được. Sự khó khăn hay trạng thái chưa dư dả, vì thế, cứ mãi chưa chấm dứt.

Những lúc như vậy, điều quan trọng nhất là tìm được những lời khuyên, những chia sẻ quý hơn vàng của những người đi trước. Có thể, họ sẽ cho chúng ta bài học, để biết cách đi đúng hướng hơn, giống như hành trình tăng doanh thu cửa hàng của Triêu Linh; hoặc có thể, họ sẽ cho chúng ta động lực, để tiếp tục nỗ lực sau nhiều lần thất bại, giống như những gì mà Kiyosaki đã học được từ người cha giàu của anh.

Kết giao và duy trì mối quan hệ với những người giỏi hơn mình, thành công hơn mình chính là yếu tố quan trọng trên hành trình thăng tiến, phát triển của một người, chính vì lẽ đó.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày