Kpop còn "xem thường" hòa âm

Alex, Theo Trí Thức Trẻ 00:36 14/11/2012

Trong khi các nhóm nhạc US&UK coi trọng hòa âm trong ca khúc, nhiều thần tượng Kpop lại không chú trọng khoản này.

Có vẻ như Kpop đưa ra một công thức hoàn hảo cho việc tạo nên một nhóm nhạc Pop lý tưởng nhất: ca khúc bắt tai, ngoại hình đẹp, vũ đạo phức tạp, chất giọng tuyệt vời, MV hoành tráng. Tuy nhiên, khi so sánh với các boygroup, girlgroup phương Tây, đặc biệt là những nhóm của Anh, nhiều khán giả tinh ý sẽ nhận ra rằng Kpop thiếu đi một yếu tố khá quan trọng: sự hài hòa. 

Kpop còn "xem thường" hòa âm 1
Không nhiều nhóm nhạc Kpop chú trọng đến việc hòa âm...

Nói như vậy không có nghĩa là hoàn toàn không có sự hòa âm trong Kpop. Trong số hàng trăm ca khúc, thỉnh thoảng sẽ có một vài đoạn hòa âm không dễ nhận ra giữa rất nhiều chất giọng và âm thanh ầm ĩ của nhạc cụ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây không phải là một ca khúc có hòa âm hay không, mà là các nhóm nhạc Hàn thường sử dụng Backing Track (nhạc nền) khi trình diễn live. Ngược lại, những nhóm như One Direction hay The Wanted luôn có ít nhất một người đảm nhận vai trò hòa âm. Dù hòa âm không phải là yếu tố quyết định trong Pop, nhưng đây lại là cách thức đơn giản mà hiệu quả để khiến ca khúc trở nên sâu sắc và đặc biệt hơn. 

Vậy tại sao nhạc Hàn không chú trọng đến khía cạnh này? Thay vào đó, Kpop sử dụng nhiều chất giọng khác nhau với mục đích chủ yếu là tạo nên sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm, mặc dù một trong những lợi ích của việc hát nhóm là khả năng kết hợp giọng. Khi One Direction chỉ 5 thành viên nhưng có đến 2 người có thể hòa âm, thì những nhóm Kpop với số lượng thành viên đông hơn mà lại không thể có ít nhất một người nhận nhiệm vụ hòa âm? Hiển nhiên, không phải tất cả nghệ sỹ Kpop đều là ca sỹ giỏi, nhưng thậm chí các nhóm sở hữu những giọng ca vô cùng nội lực cũng không buồn bận tâm đến sự hài hòa trong ca khúc. 

Kpop còn "xem thường" hòa âm 2
... dù đây là một trong những lợi thế khi hát nhóm

Tất nhiên, One DirectionThe Wanted không nhảy, đó cũng là lý luận thường được đưa ra khi nói đến vấn đề trình diễn live, rằng rất khó để hát và nhảy cùng một lúc. Nhưng sự thật là, vũ đạo không cản trở khả năng thể hiện của một chất giọng hay. Sân khấu của girlgroup Little Mix lúc nào cũng có vũ đạo, nhưng họ vẫn bảo đảm sự hài hòa trong giọng hát. Giả sử như vũ đạo của họ không phức tạp như Kpop, thì đó cũng không phải là một điều không tốt, bởi nếu xem Kpop như là xu hướng nhạc tiên phong nhất, thì thể loại này nên giảm một chút sự tập trung vào hình ảnh để nâng cao chất lượng trong giọng hát. 

Cho rằng các sân khấu Dance khó có thể hòa âm, nhưng những ca khúc nhịp chậm cũng không chú trọng đến yếu tố này. Ví dụ như 2NE1 không hề hòa âm trong Lonely mặc dù phiên bản Acoustic của nhóm rất có chiều sâu. Trong phòng thu, phần hòa âm cũng bị cắt bỏ hoặc chèn thêm vào đầu những đoạn solo để làm nổi bật chất giọng nghệ sỹ, nhưng việc này không mang quá nhiều ý nghĩa, bởi nhóm sẽ chỉ hát suông khi diễn live. 

Kpop còn "xem thường" hòa âm 3

Kpop còn "xem thường" hòa âm 4

Kpop còn "xem thường" hòa âm 5

Kpop còn "xem thường" hòa âm 6
DBSK, Super Junior K.R.Y., Lunafly hay EXO-K đều ít nhiều thành công khi tận dụng hòa âm

Trong trường hợp nghệ sỹ Kpop sử dụng hòa âm, họ trở thành hiện tượng, điển hình như phiên bản Acappella cho Why Did I Fall In Love With You của DBSK, Sorry Sorry Answer của Super Junior K.R.Y., hay các màn trình diễn của tân binh Lunafly. Và không phải chỉ những ca khúc theo nhịp chậm mới có thể hòa âm, MAMA của EXO-K cũng thể hiện được yếu tố này dù đây là ca khúc với concept sôi nổi và mạnh mẽ. Tuy không hoàn hảo, MAMA vẫn ấn tượng, không phải chỉ vì nét mới mẻ mà còn bởi độ phức tạp khi trình bày ca khúc. 

Nhìn chung, hòa âm vẫn rất hiếm hoi, đủ để được xem là một điều đáng chú ý và cho thấy nó có thể dễ dàng phù hợp với Kpop. Nhưng ở thời điểm này, việc phối hòa âm không phải là một trong những điều "phi thường" (như hát nốt cao) mà nghệ sỹ Kpop thường thực hiện. 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày