Đào tạo Sao thần tượng - Công ty quản lý được gì? Mất gì?

HanaZ, Theo 00:00 21/01/2011
Chia sẻ

Chi phí “trọn gói” cho việc “xuất xưởng” 1 idol toàn diện là khoảng 2 triệu USD.<img src='/Images/EmoticonOng/21.png'>

Để hướng đến một năm 2011 thật thành công, các đại diện trong ngành âm nhạc Hàn Quốc đã cùng bàn bạc và đưa ra kế hoạch “idol ưu việt”, hay nói cách khác là “idol kinh tế”, để phục vụ cho chiến dịch phát triển Hallyu. 

Thời gian gần đây, các idol group Hàn thi nhau “Nhật tiến”. Quản lý chi nhánh Shibuya của Tower Records Yoshida Jun cho biết: “Lượng album được tiêu thụ của các idol group Hàn Quốc của năm 2010 tăng 40% so với năm 2009. Việc các girlgroup như SNSD, KARA4Minute đồng loạt debut, cộng thêm việc F.T.Island rất được yêu thích đã dẫn đến sự ra đời của một lượng khách hàng từ tuổi teen đến tuổi 20.”

Hát hay, nhảy đẹp, khả năng diễn xuất và khả năng hút fan trong các chương trình tạp kĩ chính là những lí do khiến idol ngày nay trở nên “cao giá” hơn xì-ta Hallyu “đời trước”

Sức mạnh của các idol đã đẩy mạnh sự phát triển cũng như thay đổi tính kinh tế của thị trường Hallyu. Viện nghiên cứu kinh tế Samsung từng gọi BoA là “công ty kinh doanh thu nhỏ” sau khi chứng kiến thành công của cô nàng tại Nhật Bản, đồng thời cho rằng BoA trị giá bạc tỷ. Trong khi đó, để “sống sót” trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, các idol được rèn luyện toàn diện, không chỉ hát hay nhảy đẹp mà diễn xuất và khả năng hút fan trong các chương trình tạp kĩ cũng phải thật ổn. Tất cả các ưu điểm trên khiến idol ngày nay trở nên “cao giá” hơn xì-ta Hallyu “đời trước” rất nhiều.  

Thành viên của Viện nghiên cứu kinh tế Samsung Jung Taesu đã đưa ra 3 lí do lí giải cho hiện tượng idol trở thành những nhân vật trung tâm của Hallyu: khả năng hòa hợp các nền văn hóa khác nhau của các idol, hệ thống đào tạo idol ưu việt của các công ty quản lý và sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng.

 
Hệ thống đào tạo idol ưu việt của các công ty quản lý chính là yếu tố giữ vai trò chủ đạo giúp idol trở thành những nhân vật trung tâm của Hallyu 

Trong 3 lí do trên, đương nhiên đóng vai trò chủ chốt vẫn là hệ thống đào tạo idol ưu việt của các công ty quản lý. Vậy thì để có thể “xuất xưởng” 1 idol toàn diện, các công ty quản lý sẽ phải “xì” ra khoảng bao nhiêu? Theo một số đại diện của ngành giải trí thì mỗi năm, mỗi idol sẽ tiêu tốn của công ty quản lý khoảng 20.000 USD – 40.000 USD, bao gồm phí ăn, phí di chuyển, phí học hát, học diễn xuât và học ngoại ngữ. Con số trên chưa bao gồm phí điều trị sức khỏe, phí làm đẹp và phí phẫu thuật thẩm mĩ.  

Thông thường mỗi công ty quản lý sẽ đào tạo khoảng 20 thực tập sinh. Và các công ty hàng đầu như SM, YG, JYP sẽ phải đầu tư hàng triệu mỗi năm cho các thực tập sinh. Giả sử thời gian thực tập là 5 năm, thì 1 thực tập sinh muốn debut cũng phải được đầu tư ít nhất 150.000 USD. Điều này cũng có nghĩa là để đưa được 1 girlgroup 9 thành viên như SNSD lên “sàn đấu Kpop”, công ty quản lý phải chi ra tối thiểu 1,3 triệu USD. Tuy nhiên, phí ở, phí di chuyển, lương quản lý, phí trang phục, phí sản xuất – quảng bá – giới thiệu album vẫn chưa được tính vào con số trên. Nếu tính “trọn gói” thì công ty quản lý sẽ cần bỏ ra khoảng 2 triệu USD.

 
Chi phí “trọn gói” cho việc “xuất xưởng” 1 idol toàn diện là khoảng 2 triệu USD

Thế nhưng một khi “gà cưng” đã debut thành công ở thị trường nước ngoài, số tiền đầu tư trên sẽ nhanh chóng được bù lại bằng hàng trăm triệu USD. Được biết, số tiền một idol group kiếm được có thể dễ dàng lên đến hàng tỉ thông qua những album, CF quảng áo và một số sản phẩm khác ở Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Nam Á. KARASNSD sau khi chính thức “Nhật tiến” đã “cá kiếm” được hơn 30 triệu USD chỉ riêng tiền bán album. Trong khi đó, năm ngoái, DBSK thu hơn 130 triệu USD từ việc bán album. Chính vì thế, rất nhiều người cũng kì vọng vào tương lai của 2PM, B2ST, SHINeeMBLAQ tại thị trường Nhật Bản.

 
Nhưng một khi “gà cưng” đã debut thành công ở thị trường nước ngoài, số tiền đầu tư trên sẽ nhanh chóng được bù lại bằng hàng trăm triệu USD

Năm ngoái, boygroup Nhật Arashi đứng đầu danh sách doanh thu bán đĩa với 237 triệu USD. Nếu coi đây là thành tích “khủng” nhất mà một nghệ sĩ có thể đạt được tại thị trường Nhật Bản, thì các đại diện trong ngành cho rằng các nghệ sĩ Hallyu sẽ nhanh chóng vượt qua con số 200 triệu USD trong lĩnh vực doanh thu bán đĩa. Thêm vào đó, doanh thu bán đĩa online và offine tại Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác sẽ giúp các nghệ sĩ Hallyu dễ dàng đạt được 300 – 400 triệu USD chỉ riêng trong lĩnh vực này.

 
Trong khi số tiền đầu tư ban đầu chỉ “vẻn vẹn” 2 triệu USD, các công ty quản lý dễ dàng thu lại được hàng tỉ lợi nhuận

Theo một đại diện khác, sau một chuyến lưu diễn châu Á, một nhóm nhạc có thể kiếm được nhiều nhất 50 triệu USD một năm. Sự hỗ trợ của doanh thu từ sách ảnh, đồ lưu niệm, áo phông cũng như doanh thu từ việc quảng cáo mỹ phẩm, “lấn sân” điện ảnh sẽ khiến con số thu được cuối cùng trong một năm lên tới hàng tỉ, trong khi số tiền đầu tư ban đầu chỉ “vẻn vẹn” 2 triệu USD. 

Một đại diện của SM Japan tiết lộ: “Mặc dù một số sản phẩm từ Hàn Quốc đang bị buôn bán trái phép tại Nhật Bản nhưng doanh thu từ những sản phẩm này vẫn rất cao. Rất khó đưa ra con số cụ thể, nhưng dường như thị trường này hoạt động rất tốt. Việc các fan Nhật muốn sở hữu các sản phẩm thật có liên quan đến thần tượng hơn các bản sao chính là nguyên nhân khiến hiện tượng này tăng mạnh.”

 
Nhiều công ty lớn cũng đẩy mạnh việc bắt tay cùng các idol group Hàn trong các chiến dịch quảng cáo của mình nhằm thu hút sự quan tâm của khán giả

Ngoài ra, văn hóa và du lịch cũng là 2 ngành “ăn theo” độ “phủ sóng” của các idol. Theo Tổ chức Du lịch Hàn Quốc, khách du lịch quốc tế tới Hàn Quốc tham dự fanmeeting của các idol Hallyu và các chương trình Kpop đã tăng gấp đôi năm ngoái, lên tới 34.000 người. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho các chiến lược hướng đến các fan teen đến các fan trong độ tuổi 20, các công ty lớn như LGSamsung cũng đẩy mạnh việc bắt tay cùng các idol group Hàn trong các chiến dịch quảng cáo của mình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày