Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm

HG, Theo Trí Thức Trẻ 13:25 08/06/2014

Tiết mục hóa thân thành nghệ nhân Hà Thị Cầu của Hoài Lâm trong "Gương mặt thân quen" show 11 đã thu hút không ít sự quan tâm của khán giả đến với một bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như hát Xẩm.

Trong tập thi thứ 11 vừa qua của "Gương mặt thân quen 2014", Hoài Lâm đã một lần nữa xuất sắc mê hoặc tất cả khán giả và giám khảo trong vai nghệ nhân Hà Thị Cầu - người theo đuổi bộ môn hát Xẩm độc đáo của dân tộc. Đúng như Mỹ Tâm đã nhận xét, không chỉ hóa trang, bắt chước cho thật giống ở vẻ bề ngoài, Hoài Lâm còn hát rất hay và khiến nhiều người xúc động. Không ít khán giả đã thể hiện sự thán phục, yêu mến em út của "Gương mặt thân quen 2014" và qua đó cảm nhận rõ ràng hơn về 1 môn nghệ thuật dân tộc.


Hoài Lâm hóa thân thành Nghệ nhân Hà Thị Cầu

 Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm 1

 Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm 2

 Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm 3

 Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm 4

 Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm 5
Khán giả phát sốt với màn trình diễn xuất thần của Hoài Lâm

Sự thành công của Hoài Lâm ít nhiều giúp khán giả quan tâm hơn đến nghệ nhân Hà Thị Cầu và bộ môn hát Xẩm. Cùng tìm hiểu một vài nét sơ bộ về Xẩm và người nghệ nhân đáng kính này.

Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát Xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát Xẩm còn có thể coi là một nghề. Cho đến tháng 2 năm 2013, tỉnh Ninh Bình với nghệ nhân Hà Thị Cầu (1928-2013) được coi là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ 20, đang có những nỗ lực đệ trình UNESCO công nhận hát Xẩm là di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp.

Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát Xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát Xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Trên thực tế, cách gọi tên các loại Xẩm không phải theo làn điệu mà theo một số hình thức: theo tên bài Xẩm nổi tiếng, theo mục đích, nội dung bài Xẩm, theo môi trường biểu diễn hay theo địa phương. Ca từ của Xẩm chủ yếu là thơ lục bát. Nội dung của các bài Xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sỹ hay châm biếm những thói hư, tật xấu... hoặc trữ tình.

 Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm 6

 Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm 7

 Báu vật dân gian Hà Thị Cầu "sống lại" qua tiếng hát Hoài Lâm 8

Nghệ nhân Hà Thị Cầu tên thật Hà Thị Năm (Cầu là cách gọi theo tên con trai cả ở vùng Yên Mô, Ninh Bình). Theo một số nhận định, bà sinh năm 1917, tuy nhiên theo chị Mận, con gái của bà, thì bà sinh năm 1928 tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong một gia đình ba đời hát Xẩm. Cha bà là một người hát Xẩm bị khiếm thị. Năm 11 tuổi, cha mất và bà cùng mẹ rời Nam Định về sinh sống tại Ninh Bình. Khoảng tám tuổi, bà đã bê chiếc thau đồng theo bố mẹ lê la khắp các chợ quê để hành nghề hát Xẩm kiếm sống. Năm 16 tuổi bà trở thành người vợ thứ 18 của ông trùm Xẩm Nguyễn Văn Mậu (biệt danh là Chánh Trương Mậu). Bà mất ngày 3/3/2013 tại nhà riêng ở xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình, thọ 86 tuổi. Bà đã nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu lớn nhỏ nhờ công sức, đam mê với bộ môn hát Xẩm.

Cùng thưởng thức một số bài Xẩm nổi tiếng của nghệ nhân Hà Thị Cầu:


Xẩm Thập ân - bài Xẩm mà Hoài Lâm thể hiện trong "Gương mặt thân quen 2014"

Xẩm Ngược đời - Nghệ nhân Hà Thị Cầu

Xẩm Đỏ - Nghệ nhân Hà Thị Cầu