Muôn kiểu ứng phó cấp tốc với ô nhiễm không khí ở Ấn Độ: Rất sáng tạo nhưng hiệu quả được bao nhiêu?

Vũ Huế, Theo Helino 07:59 12/11/2018
Chia sẻ

"Không có lối đi tắt nào cho trường hợp này cả," - Karan Madan, bác sĩ, phó giáo sư Viện Khoa học Y học Ấn Độ ở Delhi nói. "Điều quan trọng nhất là chúng ta phải kiểm soát được nguồn gốc gây ra ô nhiễm."

Ước tính mỗi năm, ô nhiễm không khí tại Ấn Độ lấy đi khoảng 1,5 triệu nhân mạng. Chỉ tính riêng tại Delhi, nó đã gây bệnh phổi mãn tính cho khoảng 2,2 triệu trẻ em.

Theo như trang Ndtv.com đưa tin, thì dù đã được cải thiện kể từ ngày 8/11, Chỉ số Chất lượng Không khí (Air Quality Index - AQI) của Delhi hiện vẫn đang ở mức 440, thuộc mức "nghiêm trọng".

Trước nguy cơ nhãn tiền là sương mù khói bụi ô nhiễm dày đặc đang quấn quanh mình, người ta vẫn cần phải nghĩ ra và thực hiện những biện pháp đối phó khẩn cấp. Chỉ là, không rõ hiệu quả của chúng được bao nhiêu thôi.

Muôn kiểu ứng phó cấp tốc với ô nhiễm không khí ở Ấn Độ: Rất sáng tạo nhưng hiệu quả được bao nhiêu? - Ảnh 1.

1. Sắm máy lọc không khí

Vào tháng 3/2018, rất nhiều gia đình ở Ấn Độ cố gắng trang bị máy lọc không khí trong nhà. 

Muôn kiểu ứng phó cấp tốc với ô nhiễm không khí ở Ấn Độ: Rất sáng tạo nhưng hiệu quả được bao nhiêu? - Ảnh 2.

Nhiều cư dân Ấn Độ cứ chắc mẩm, chỉ cần có máy lọc không khí là ổn thỏa. Tuy nhiên theo Madan, "máy lọc không khí chỉ có tác dụng trong phòng kín" thôi.

"Chỉ cần mở cửa ra một cái là không khí trong nhà cũng chả khác gì ngoài trời."

Mà mọi người thì không thể ở quá lâu trong một căn phòng hoàn toàn kín. Thế nên, "Cách này không được thực tế cho lắm," - Madan đánh giá.

2. Khẩu trang cao cấp

Hầu hết các cửa hàng ở Ấn Độ đều có bán khẩu trang, bao gồm từ khẩu trang bằng vải bình thường cho đến khẩu trang đặc chế, có gắn bộ lọc cao cấp để loại bỏ độc tố và hạt vi bụi.

Muôn kiểu ứng phó cấp tốc với ô nhiễm không khí ở Ấn Độ: Rất sáng tạo nhưng hiệu quả được bao nhiêu? - Ảnh 3.

Nếu đến Delhi bây giờ, bạn sẽ thấy cả hàng ngàn người đang che bịt kín mít. Nhờ bộ lọc cao cấp gắn trên khẩu trang, họ có thể ngăn cản cả những hạt bụi cực nhỏ lọt vào đường thở. Chỉ có điều, "Mọi người sẽ phải bịt kín cả mũi lẫn miệng liên tục," - Madan phân tích. 

"Khẩu trang lại khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn, đặc biệt là trong lúc tập thể dục. Và làm sao mà chúng ta có thể bắt trẻ con đeo nó cả ngày khi chúng chạy ra ngoài chơi?"

3. Ăn hoa quả chống oxy hóa

Trước tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, một số trường học ở Delhi đã quyết định cho học sinh tạm nghỉ tập trung vào buổi sáng, hạn chế chơi các trò chơi ngoài trời, và phân phát... trái lý lông chua (Ribes uva-crispa) cho các em.

Văn hóa của Ấn Độ tin rằng, những loại trái cây màu xanh có vị chua luôn chứa chất chống oxy hóa. Chúng vừa có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, lại vừa giảm thiểu được tác động của ô nhiễm không khí lên cơ thể.

Muôn kiểu ứng phó cấp tốc với ô nhiễm không khí ở Ấn Độ: Rất sáng tạo nhưng hiệu quả được bao nhiêu? - Ảnh 4.

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ cũng đề xuất một món uống hỗn hợp, bao gồm nghệ, gừng và hương nhu tía xay nhuyễn.

Không rõ quả lý lông chua hay hỗn hợp khó nuốt trên có tác dụng gì không, chỉ biết là chúng chưa từng được khoa học kiểm chứng.

4. Mang cây xanh vào nhà

Có lẽ là vì cây xanh có tác dụng hấp thụ bớt ô nhiễm không khí, nên nhiều gia đình ở Ấn Độ đang mang các chậu cây vào đặt trong nhà. Các loại cây được chọn là loại nhỏ gọn như lô hội, cỏ mẫu tử, lưỡi hổ... - những loại có khả năng nhả oxy ngay cả vào ban đêm.

Muôn kiểu ứng phó cấp tốc với ô nhiễm không khí ở Ấn Độ: Rất sáng tạo nhưng hiệu quả được bao nhiêu? - Ảnh 5.

Tuy nhiên, khả năng khử độc của chúng thì cần phải bàn lại. "Cần phải thực hiện một nghiên cứu so sánh mức độ ô nhiễm giữa những người mang cây vào nhà và không mang. Cần phải có dữ liệu chính xác thì mới khẳng định được rằng phương pháp ấy là có hiệu quả hay không hiệu quả," - Madan chia sẻ. 

Điều quan trọng là diệt tận gốc

"Không có lối đi tắt nào cho trường hợp này cả," - ông đưa ra kết luận cuối cùng. "Điều quan trọng nhất là chúng ta phải kiểm soát được nguồn gốc gây ra ô nhiễm".

Và vì Ấn Độ vẫn chưa kiểm soát được nguồn gốc gây ra ô nhiễm, nên các bệnh viện của họ vẫn đang tiếp tục chật ních các bệnh nhân phổi, mũi, họng. Nhiều trẻ em đang buộc phải nghỉ học. Nhiều nhân viên, người lao động cũng không còn cách nào khác là đành tạm nghỉ làm.

Tham khảo: BBC
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày