Khiến lãnh đạo thấy bạn "rất hữu dụng", lãnh đạo nhất định sẽ trọng dụng bạn!
Rất nhiều người đều biết rằng tìm được một ông chủ tốt có thể giúp mình phát triển nhanh chóng, nhưng lại quên mất việc bản thân cũng nên chủ động coi sếp thành "người cố vấn"...
Đừng ngại hỏi sếp xem lỗi của bạn ở đâu để cải thiện. Dùng cách này, chúng ta mới có thể nhanh chóng học hỏi từ cấp trên, tích lũy khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ thăng tiến.
Trong bộ truyện tranh "Kosaku Shima" ăn khách của Nhật Bản, được nhiều học sinh cấp hai yêu thích, bí quyết thăng tiến của nhân vật Shimakura để từ một nhân viên nhỏ trở thành giám đốc một công ty thương mại lớn là vì anh ấy có một "câu lạc bộ người cố vấn".
Những người cố vấn này đều là người có địa vị cao, tri thức rộng và kinh nghiệm phong phú. Khi không muốn tầm nhìn bị hạn chế, tốt hơn hết hãy không ngừng phát triển kinh nghiệm thông qua việc trải nghiệm và học hỏi từ nhiều người khác nhau.
Vậy "câu lạc bộ người cố vấn" của chúng ta gồm những ai?
Sẽ có: người giám sát trực tiếp, giám đốc điều hành cấp cao khác trong công ty (đây là người có thể giúp bạn hiểu thêm về những gì xảy ra trong công ty khi sếp bạn vẫn chưa biết), đồng nghiệp khác - những người bằng lòng chia sẻ thông tin và giúp bạn hiểu những phát triển mới nhất trong ngành.
Nhưng không phải cứ tự nhiên tất cả mọi người đều sẽ nguyện ý chìa tay ra giúp đỡ, bằng lòng làm "cố vấn" cho bạn. Thế nên, muốn đạt được điều đó, có 6 nguyên tắc tuyệt đối nên nhớ:
1. Phối hợp
Bạn phải làm lãnh đạo cảm nhận được rằng: "Có việc tìm bạn giải quyết là đúng, bạn đủ năng lực làm điều đó!"
Khi sếp nghĩ rằng cấp dưới hữu ích, anh ta đương nhiên sẽ sẵn sàng giao phó những nhiệm vụ quan trọng cho bạn.
Nhiều bạn trẻ được lãnh đạo giao rất nhiều việc, ngoài đi công tác còn phải đặt vé máy bay, đánh máy văn bản... Vì thế, họ phàn nàn rằng sao lại đưa bản thân thêm những việc lặt vặt, nhưng vì điều đó nên sau này không còn được giao những nhiệm vụ quan trọng nữa.
Tại sao bạn không trân trọng cơ hội đó để chứng tỏ năng lực của mình? Bạn là người không ngại khó, chuyện lớn hay nhỏ qua tay bạn đều thành công.
Chỉ cần làm tốt điều đó, bạn đã tìm được một "người cố vấn" giúp ích rất nhiều cho công việc của mình sau này rồi.
2. Tính tích cực
Bạn phải chủ động làm những việc mà người khác không muốn làm, để sếp cảm thấy bạn chăm chỉ và chủ động, như vậy mới có cơ hội thăng tiến.
Đa số lãnh đạo nào cũng thích người năng nổ, tích cực trong công việc. Bạn chỉ cần chứng minh được sự nhiệt tình của mình đối với công việc. Họ sẽ đánh giá cao tính chuyên nghiệp và năng lực hành động của bạn.
3. Tính chuyên nghiệp
Cần phải có kỹ năng chuyên môn ở nơi làm việc để cấp trên cảm thấy rằng họ có thể giao phó cho bạn những nhiệm vụ quan trọng, mà bạn nhất định sẽ không phạm sai lầm.
Nói đến đây, nhất định chúng ta phải chuẩn bị cho mình trước năng lực học vấn và chuyên môn vững chắc, để có đủ khả năng giải quyết các vấn đề gặp phải.
4. Khả năng thực thi
Bạn phải có khả năng làm tốt mọi việc thì mới có thể đạt được hiệu quả cao ở nơi làm việc.
Nơi làm việc không cần nhiều "học giả kinh tế", lý thuyết suông không vẫn chưa đủ. Bạn cần là người thực thi những ý kiến, thay vì chỉ bàn tán suông.
5. Trách nhiệm
Tiến độ công việc dù nhanh hay chậm cũng nên kịp thời báo cáo với sếp để sếp an tâm.
Đừng cậy mạnh khi vấn đề vượt quá khả năng giải quyết và tầm kiểm soát của bạn. Nếu cố chấp không báo cáo kịp thời, hậu quả thật khó lường trước.
Người thông minh không phải là người chỉ biết chứng tỏ bản thân, còn cần nhìn rõ tình huống và đưa ra cách ứng xử thông minh nhất. Đồng thời thừa nhận lỗi sai của mình...
6. Chia sẻ
Can đảm chia sẻ quan điểm của bạn với lãnh đạo, hành động này có thể rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên với cấp dưới. Mối quan hệ không quá khắc khe, sẽ giúp hai người giao tiếp thoải mái và dễ dàng đưa ra quan điểm, sửa chữa lẫn nhau hơn.
Khi cựu Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower học tại Học viện Quân sự West Point, điểm số của ông rất tầm thường, không hề nổi bật. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, những người bạn cùng lớp của ông đã tham gia chiến đấu thực tế ở biên giới giữa Pháp và Đức.
Eisenhower không cam lòng trở thành người bình thường, ông muốn tiếp tục lưu lại quân đội phát triển, ông nghĩ rằng chỉ cần tìm được "người cố vấn" tốt, nhất định có thể chiến thắng bạn học của mình.
Cuối cùng, ông cũng tìm ra vị chỉ huy đáng kính cho mình, General Fox Conner, và xin chuyển sang dưới trướng vị tướng này, xem ông ấy như người thầy để học hỏi.
May mắn thay, Tướng quân Conner cũng đang tìm người bồi dưỡng, hai người trở thành thầy trò, sau dần thì thân thiết như cha con.
Mặc dù Eisenhower không có chiến tích quân sự, nhưng ông đã được cố vấn 20 năm, bắt đầu một sự nghiệp chính trị rực rỡ, trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Ở nơi làm việc cũng tương tự, nếu bạn tìm được một "người cố vấn" giỏi, đào tạo bạn, giúp đỡ bạn. Bạn nhất định sẽ nhanh chóng thăng tiến, không đi vào hướng sai lầm!