Ai cũng muốn chiếc điện thoại của mình được bảo mật và "miễn nhiễm" trước những vụ tấn công của hacker hoặc những người có ý định xem trộm thông tin, nhưng những dấu hiệu cho thấy điện thoại của bạn đã bị xâm nhập không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. Thật may, điện thoại Android hay iOS đều có những thiết lập mà bạn có thể kiểm tra để có thể hoàn toàn yên tâm.
Đây là bước bảo vệ đầu tiên để giúp máy bạn an toàn, đặc biệt là trong lúc bạn không để ý. Mọi dòng smartphone hiện nay đều có một hoặc vài cách khóa màn hình bằng mật mã hoặc sinh trắc học, và bạn nên cài ngay lập tức sau khi mua máy. Mật mã cũng không nên quá dễ đoán (ngày sinh chẳng hạn) mà nên là một chuỗi số ngẫu nhiên nào đó.
Một điều mà ít người để ý là thiết lập để màn hình tự động khóa sau bao lâu không sử dụng. Với cài đặt này, tốt nhất là bạn nên để ở mức thiết lập thời gian thấp nhất, vừa giúp đỡ tốn pin, lại ngăn người khác "táy máy" điện thoại của bạn khi bạn lỡ không tắt màn hình và để quên đâu đó.
Ngoài ra, nếu bạn cho ai đó mượn điện thoại, hãy đảm bảo mình đã biết cách khóa các ứng dụng nhạy cảm để ngăn nguy cơ bị đánh cắp thông tin.
Thông thường, điện thoại của bạn sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu cảnh báo nếu như đã bị hack. Tuy nhiên, nhờ cơ chế bảo mật của các dòng smartphone ngày nay, nguy cơ bị hack một cách bị động của bạn là không cao, trừ phi ai đó cần tiếp xúc với điện thoại của bạn, hoặc bạn đã nhấn vào đường link/ download phần mềm do hacker cung cấp. Đó là lý do các chuyên gia bảo mật luôn khuyến cáo người dùng cẩn thận trước những chiêu trò đánh cắp thông tin bằng đường link với nội dung gây tò mò.
iOS và Android không cho phép các ứng dụng được phép ẩn hoàn toàn, nên bạn vẫn có thể kiểm tra trong mục cài đặt để xem có app nào bị cài đặt trên máy ngoài ý muốn không. Ngoài ra, mỗi app đều phải được cấp quyền truy cập những thông tin trên máy, nên bạn cũng cần chú ý đến khoản mục đó mỗi khi cài đặt chúng.
Luôn cảnh giác trước những đường link hoặc phần mềm không rõ nguồn gốc
Để sử dụng smartphone, đây là 2 loại tài khoản quan trọng nhất ứng với mỗi hệ điều hành. Việc bảo vệ tài khoản dạng này trên điện thoại là tối quan trọng để giữ những thông tin của mình được bảo mật - kể cả khi bạn có đánh mất điện thoại. Những dữ liệu nhạy cảm của bạn như lịch sử thanh toán, mật khẩu đã lưu, ứng dụng, ảnh hay đa phương tiện đều có thể được đồng bộ bởi những tài khoản này.
Vì lý do đó, hãy chắc chắn rằng mật khẩu cho những loại tài khoản đồng bộ với máy là bảo mật và khó đoán nhất. Bạn không nên ghi ra giấy vì có thể đối diện với nguy cơ bị người khác đọc mất và hãy tránh những mật khẩu dễ đoán như ngày sinh, họ tên, số căn cước công dân...
Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn luôn sử dụng xác minh 2 lớp cho các tài khoản quan trọng của mình. Trong trường hợp điện thoại bị đánh cắp hoặc mất, hãy liên hệ khóa SIM ngay lập tức vì hacker có thể lợi dụng tin nhắn xác nhận gửi đến số điện thoại của bạn để truy cập tài khoản.
Cuối cùng, hãy luôn cảnh giác trước những chiêu trò ngày càng tinh vi nhằm đánh cắp thông tin của kẻ gian.
Ảnh: Internet