Trên mâm cơm Tết cổ truyền, hẳn nhiên không thể thiếu món giò lụa. Nhưng ngày Tết nhu cầu của người dân cao, không loại trừ việc gian thương làm giò lụa cho thêm hàn the, hoặc cho thật nhiều bột để kiếm lời. Người tiêu dùng khi đi mua giò lụa về cho gia đình ăn Tết nhất định phải cảnh giác cao độ.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), giò chả chứa nhiều bột, hàn the thường có một đặc điểm mà mắt thường ai cũng dễ quan sát.
Giò lụa chuẩn được làm từ thịt lợn ngon sạch, thịt được nghiền dẻo quánh. Khi luộc hoặc hấp giò, không khí bục tạo ra mặt xốp. Do đó khi cắt, giò lụa thường mịn và ướt, có kèm theo vài rỗ xốp trên bề mặt khi được cắt ra.
Giò lụa chuẩn được làm từ thịt lợn ngon sạch, thịt được nghiền dẻo quánh
Ngược lại, nếu cắt giò mà thấy giò quá bở, bề mặt khoanh giò không bị lỗ rỗ thì chắc chắn là giò lụa có trộn với rất nhiều bột. Nếu không thì loại thịt làm giò lụa cũng không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, nếu cắt giò thấy giò quá láng mịn, láng mịn đến bất thường, bề mặt không bị lỗ rỗ thì chắc chắn đã có dùng hàn the. Người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua loại giò này.
1. Khi ngửi giò lụa
Giò lụa ngon có mùi vị đặc trưng, sau khi nuốt xong, vị còn đọng lại nơi cuống họng.
Nếu ăn giò thấy có mùi thơm nồng, thơm sực thì cần cẩn trọng vì rất có thể đó là giò lụa được tẩm ướp chất phụ gia. Rất có thể loại giò này đã được tẩm ướp thêm hàn the. Nếu không cũng dễ bị phù phép bởi những loại hóa chất chưa rõ tên để che đậy chất lượng thịt làm giò kém chất lượng.
Giò lụa ngon có mùi vị đặc trưng, sau khi nuốt xong, vị còn đọng lại nơi cuống họng
2. Khi nếm giò lụa
Giò lụa ngon khi nhai sẽ có vị thơm ngọt, mềm, không bị bã, không có cảm giác khô rắn.
Trong khi đó, giò kém chất lượng khi nhai thấy độ bở kém hấp dẫn, không có mùi thơm đặc trưng của giò lụa thì giò đó đã bị trộn với quá nhiều bột. Còn nếu giò giòn, dai, mịn bất thường thì đã bị pha với hàn the trong khi chế biến. Người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua những loại giò này.
3. Khi dùng giấy tẩm nghệ
Sử dụng giấy thử ngâm nước nghệ tươi rồi phơi khô, ấn vào bề mặt của giò lụa. Sau 1 phút, nếu thấy giấy chuyển đổi màu sắc từ vàng sang đỏ thì có nghĩa là giò lụa đó có chứa hàn the.
Nguyên nhân bởi, dung dịch nghệ hoặc giấy tẩm nghệ trong môi trường kiềm (pH >7) sẽ chuyển từ màu vàng sang đỏ cam. Hàn the có tính kiềm nên khi tác dụng với giấy nghệ thì làm giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ.
Sử dụng giấy thử ngâm nước nghệ tươi rồi phơi khô, ấn vào bề mặt của giò lụa
Đó chắc chắn là giò lụa tự gói tại nhà. Không gì tuyệt vời hơn khi bạn tự làm đồ ăn Tết cho cả gia đình. Từ nguồn thịt sạch rõ gốc gác, những nguyên liệu làm giò lụa đều minh bạch và với mục đích tốt cho sức khỏe, giò lụa tự gói tại nhà là lựa chọn số 1 trên thị trường hàng hóa ngày Tết vô cùng bát nháo.
Loại giò này giúp bạn tránh nguy cơ ăn phải món tẩm ướp hóa chất độc hại, tẩm ướp hàn the.
Hàn the là hóa chất vô cùng độc hại, đã bị Bộ Y tế nghiêm cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Hàn the có tính sát khuẩn nhẹ, làm cho sản phẩm như chả cá, giò chả, chả lụa… trở nên dai hơn, ăn sẽ ngon hơn, nhìn cũng mịn mướt hơn.
Loại giò lụa ngon nhất bạn nên dùng dịp Tết chính là giò lụa tự gói tại nhà
Tuy nhiên, do có đặc tính gắn kết với thực phẩm nên hàn the làm cho thực phẩm khó tiêu hơn bình thường rất nhiều. Không bị thải loại hoàn toàn, hàn the còn có khả năng tích tụ vào cơ thể lên đến 15% so với lượng tiếp nhận.
Nếu thường xuyên ăn giò, chả có sử dụng hàn the, bạn rất dễ bị ngộ độc mãn tính, suy gan, suy thận, biếng ăn, da xanh xao, suy nhược cơ thể, teo tinh hoàn, vô sinh, phụ nữ mang thai ăn giò, chả chứa hàn the dễ gây nhiễm độc thai nhi…
Do đó, đừng để Tết thành dịp rước bệnh vào thân. Bạn có thể tự làm giò lụa gói tại nhà. Nếu quá bận rộn cũng đừng đặt mua giò lụa một cách cẩu thả. Ít nhất cũng nên tìm cơ sở đảm bảo, uy tín, có nhãn mác ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nên mua hàng người quen, tránh mua hàng qua mạng, hàng thổi phồng quảng cáo... bạn nhé!