Lâu nay, Bắc Giang gắn liền với biệt danh ''xứ sở vải thiều''. Thế nhưng, ngoài là nơi trồng của loại quả tiến vua nổi tiếng một thời, nơi đây còn ẩn chứa những địa điểm du lịch độc đáo mà khi đặt chân tới rồi, nhiều người vẫn chưa hết ngỡ ngàng.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, nhưng lại nằm ở ngay vị trí chuyển tiếp giữa khu vực đồng bằng sông Hồng với vùng núi Đông Bắc. Do đó, giao thông ở nơi đây vừa dễ dàng, dễ kết nối với các tỉnh, thành liền kề mà còn sở hữu nhiều thắng cảnh kỳ thú, ở các dạng địa hình khác nhau, từ rừng nguyên sinh, thác nước, hồ, đến cao nguyên…
Thành phố Bắc Giang nằm cách Hà Nội khoảng hơn 67,2km, các huyện xa như Lục Ngạn, Sơn Động lần lượt cách khoảng 154km, 157km. Song, lại rất thuận tiện cho các gia đình di chuyển từ Hà Nội hay các tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên…
Đó là bởi hoàn toàn có thể lựa chọn di chuyển bằng các phương tiện cá nhân. Nếu đi xe máy từ Hà Nội, bạn nên đi theo hướng Quốc lộ 1A. Còn nếu đi ô tô, quãng thời gian sẽ được rút ngắn hơn nhờ các đoạn đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, Bắc Giang - Lạng Sơn, phí vào là 35.000đ - 200.000đ/ tùy loại xe.
Ảnh: ePass
Ngoài ra, nhiều chuyến xe khách từ nội thành Hà Nội đưa bạn lên Bắc Giang.
Du khách có thể chọn đi limousine với mức giá dao động từ 110.000đ - 150.000đ/người. Hai nhà xe được chấm điểm 4-5 sao trên nền tảng đặt vé trực tuyến là Bảo Khang và Quỳnh Thanh.
Hoặc xe khách giường nằm xuất phát từ bến xe Nước Ngầm, bến xe Gia Lâm với giá từ 110.000đ/người. Một nhà xe được đề xuất là Cúc Mừng.
Nếu ở thành phố, bạn dễ dàng tìm được các khách sạn tiện nghi. Với giá phòng cho gia đình (tiêu chuẩn 2 người lớn, 2 trẻ em) dao động từ 700.000đ - 1.200.000 - 2.000.000đ trở lên cho 1 đêm.
Còn tại các huyện khác, tuy chưa phát triển resort hay các khách sạn 5 sao, nhưng các loại hình lưu trú như homestay và nhà nghỉ cũng đã phát triển trong những năm gần đây.
Chuyến du lịch ngắn ngày sẽ chẳng thể nào khám phá hết vẻ đẹp của Bắc Giang, tuy nhiên, để không bỏ lỡ, hãy tham khảo một số gợi ý sau đây.
Địa điểm này thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, có diện tích lên tới 5000ha, phục vụ các nhu cầu từ loại hình trải nghiệm, du lịch sinh thái đến nghỉ dưỡng. Tới đây, ngoài được khám phá các loài động, thực vật quý hiếm, du khách còn có thể lội suối, hòa mình vào cuộc sống của những người dân tộc địa phương như Tày, Dao, Hoa…
Địa chỉ: xã An Lạc, Sơn Động, Bắc Giang.
Ảnh: Nhà Tôi Bắc Giang, luhanhvietnam
Đồng Cao là một thảo nguyên xanh bát ngát giữa những sườn núi. Tuy gọi là Đồng Cao nhưng địa hình ở đây khá bằng phẳng chứ không quá dốc hay gồ ghề như thung lũng. Thêm nữa, các thảm cỏ nơi đây cũng xanh mướt, mịn, thích hợp để cắm trại.
Một lưu ý nhỏ cho các gia đình là nếu muốn dựng trại ở đây hãy chuẩn bị đầy đủ thực phẩm và đồ dùng cần thiết bởi nơi này cách khá xa khu dân cư.
Ảnh: Tạp chí thương hiệu & sản phẩm, Lâm Chinsu
Địa chỉ: Bản Gà, xã Thạch Sơn, Sơn Động, Bắc Giang.
Trải nghiệm độc đáo nhất ở đây là đi dạo bằng thuyền giữa lòng hồ, hít thở không khí trong mát. Du khách có thể ghé vào nghỉ ngơi hay thăm thú ở những hòn đảo thông reo giữa hồ hay những đồi vải, đồi nhãn đang vào mùa ở xung quanh hồ Khuôn Thần.
Địa chỉ: xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
Ảnh: @nguyenuyenln, @baonys, mybacgiang
Không cần tới miền Tây, ngay tại Bắc Giang cũng có địa điểm để du khách trải nghiệm cảm giác trái cây miệt vườn. Đây vốn là một khu vườn tư nhân nhưng nay đã trở thành địa điểm hút khách.
Đến đây vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách đều có thể ngắm và hái các loại quả như thanh long, cam, bưởi… Còn nếu đến vào tháng 6 - tháng 7 sẽ trúng vụ thu hoạch vải thiều. Bạn chẳng những có thể cùng con trẻ, thả hồn vào những vườn quả chín mọng mà còn có cơ hội thưởng thức những món ngon độc, lạ chế biến từ trái cây.
Địa chỉ: huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
Ảnh: Miệt vườn trái cây Lục Ngạn
Vải thiểu, vải sấy khô, Bánh đa Thổ Hà, Mì mầu cua. Ảnh: Bùi Tuyết Mai