Marketing thời trang: Phía sau sàn diễn lộng lẫy là những chiến dịch truyền thông đáng giá

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 12/10/2020

Đằng sau sự thành công của mỗi show thời trang là cả một kế hoạch truyền thông bài bản và tinh tế, đó là những bài học đáng giá cho sinh viên và các marketer mới ra trường.

Thời gian gần đây, ngoài việc xuất hiện các show thời trang đình đám, Việt Nam còn chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của các thương hiệu thời trang quốc tế lẫn start-up thời trang trong nước. Đằng sau sự thành công của mỗi show diễn, những bộ sưu tập (BST) mới thu hút sự chú ý của công chúng là cả một chiến lược truyền thông marketing bài bản và tinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc ngành Truyền thông và Marketing thời trang ngày càng nhanh chóng vươn lên trên top 1 những ngành học hot nhất.

Marketing thời trang: Phía sau sàn diễn lộng lẫy là những chiến dịch truyền thông đáng giá - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam là dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Có thể thấy rằng, hơn bất cứ ngành truyền thông ở các mảng khác, truyền thông và marketing thời trang đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi mỗi chiến dịch truyền thông thời trang luôn tạo nên linh hồn của một show diễn. Cách thức truyền tải thông điệp đến công chúng sẽ mang dấu ấn riêng định vị phong cách cho cả một thương hiệu. Chính vì vậy, yêu cầu nhân sự cho công việc này là khá nghiêm ngặt.

Marketing thời trang: Phía sau sàn diễn lộng lẫy là những chiến dịch truyền thông đáng giá - Ảnh 2.

Nhà thiết kế Lê Minh - CEO Studio12, sở hữu các thương hiệu Tủ nhà Mây, Lemonade, Gentle Studio và Anti Hero

Cụ thể, các bạn sinh viên ngành truyền thông và marketing thời trang cần chú ý những yêu cầu sau:

- Được đào tạo bài bản: Thời trang là ngành có sự thay đổi không ngừng về nhu cầu và sản phẩm. Để đáp ứng môi trường kinh doanh thời trang như tư vấn, nghiên cứu thị trường, khách hàng, thương hiệu thời trang, cung cấp các sản phẩm thời trang... đòi hỏi lực lượng marketing phải được đào tạo bài bản, giỏi chuyên sâu.

- Kiến thức và kỹ năng: Ngoài lý thuyết về thời trang, nhân lực ngành truyền thông và marketing thời trang cần nắm bắt được những kỹ năng nghề thực tế như: Kiến thức cắt may, công nghệ chất liệu, kỹ thuật thiết kế rập… Kỹ năng thực hành trong ngành thời trang là điều kiện tối thiểu.

- Sáng tạo: Một nhà thiết kế sẽ sáng tạo form dáng của chiếc áo nhưng những nhà truyền thông marketing thời trang phải là người sáng tạo linh hồn, tạo ra đời sống tinh thần thăng hoa cho bộ sưu tập. Vì thế họ cần một khối óc làm việc đầy sáng tạo và nhiều cảm hứng.

- Mới lạ từng giây: Mỗi giờ sẽ có hàng trăm mẫu sản phẩm mới của ngành thời trang đua nhau ra đời. Chính vì vậy, những sinh viên truyền thông và marketing cũng phải cập nhật xu hướng mới và nâng cấp khả năng sáng tạo, xem và tìm hiểu thêm rất nhiều để tiếp cận xu hướng và cho ra những ý tưởng truyền thông độc đáo.

Marketing thời trang: Phía sau sàn diễn lộng lẫy là những chiến dịch truyền thông đáng giá - Ảnh 3.

CEO Lê Minh, cựu sinh viên giành giải sinh viên xuất sắc nhất với Bộ sưu tập "Đông giao Tây" tại Học viện thiết kế và thời trang London, LCDF 2011

Với những yêu cầu đặc biệt trên, sinh viên ngành thời trang nói chung và ngành truyền thông marketing thời trang nói riêng cần có một chọn lựa đúng đắn. Anh Lê Minh, cựu sinh viên ngành thời trang, CEO của Studio12 kiêm chuyên gia đào tạo Chiến lược thương hiệu thời trang (Fashion Branding Strategy) chia sẻ rằng:

"Môi trường học tập tốt giống như bộ khung tốt để phát triển sự nghiệp. Bộ khung này không chỉ dừng ở cơ sở vật chất hay nội dung giảng dạy. Đó còn là giáo viên, bạn học cùng lớp, bạn học các khoá và xa hơn nữa là các cựu sinh viên có thể kết nối với nhau.

Một môi trường tốt sẽ tạo cho mình một mạng lưới quan hệ chắc chắn, cũng là chứng chỉ uy tín về mặt tinh thần, giúp bạn tự tin hơn khi bước vào công việc thực tế".

Được biết, CEO Lê Minh là cựu sinh viên tại Học viện thiết kế và thời trang London, LCDF-Hanoi. Anh đã giành giải sinh viên xuất sắc nhất với Bộ sưu tập "Đông giao Tây" trong Triển lãm và Trình diễn thời trang tốt nghiệp năm 2011. Nhắc về kỷ niệm đáng nhớ này, anh cho hay:

"Thầy Sơn, cô Uyên và thầy David là 3 người ảnh hưởng nhất trong thời gian học tập của mình tại LCDF-Hanoi. Những gì được học trực tiếp với các thầy cô là cảm hứng cho mình về sự chỉn chu, chuyên nghiệp, thẩm mỹ trong quá trình hoàn thành bộ sưu tập".

Khi được hỏi lý do quyết định khởi đầu cho sự nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp LCDF – Hanoi, CEO Lê Minh cho biết thêm:

"Học viện thiết kế và thời trang London (LCDF-Hanoi) khi mình vào học là trường duy nhất dạy theo chương trình quốc tế với các giảng viên từ nước ngoài. Mình nghĩ thời trang Việt Nam vẫn còn rất ngây thơ so với chiều dài lịch sử của thời trang hiện đại. Việc tiếp nhận kiến thức trực tiếp từ giáo viên ở những nước có nền thời trang phát triển giúp mình tự tin hơn trong giai đoạn định hình tư duy và phong cách".

Đi cùng với những yêu cầu "khá gắt" trên, bù lại trái ngọt mà ngành truyền thông và marketing thời trang, đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp từ Học viện thiết kế và thời trang London, LCDF- Hanoi sẽ dễ dàng tìm kiếm cơ hội làm việc trong đang dạng các lĩnh vực như: Nghiên cứu thị trường; Xây dựng và phát triển thương hiệu; Tổ chức quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện; Quản lý hoạt động truyền thông marketing; Quản lý sản phẩm và ngành hàng; Quản lý kênh phân phối, cửa hàng; Chuyên viên marketing-SEO.

Hi vọng với những thông tin trên, các bạn học sinh, sinh viên sẽ dễ dàng tìm đến với ngành thời trang hơn, cũng như tìm được cánh cửa phát triển sự nghiệp của mình, đưa các thương hiệu thời trang Việt Nam vươn ra thế giới.