Năm 1968, khi vừa bước sang tuổi 23, chàng thanh niên Mafat Patel lần đầu đặt chân đến nước Mỹ để theo học chương trình Thạc sĩ tại Trường Đại học Indiana. Đây cũng là chuyến đi nước ngoài đầu tiên trong cuộc đời cậu.
Sinh ra trong gia đình gồm 6 anh chị em: ba chị gái và hai anh trai, Mafat Patel dành phần lớn thời gian ở trang trại trong làng Bhandu, quận Mehsana, bang Gujarat. Phần thời gian còn lại, anh chăm chỉ đến trường (nằm trên quận Patan) để nhận tấm bằng cử nhân ngành Kỹ sư Cơ khí.
Mafat Patel đã trở thành ông chủ chuỗi siêu thị bán hàng Ấn Độ lớn nhất trên đất Mỹ.
Trong vòng hai năm, anh đã tốt nghiệp chương trình cử nhân kinh doanh và chuyển đến Chicago để bắt đầu công việc của một kỹ sư kiểm soát chất lượng trong các nhà máy dây chuyền lắp ráp. Luật Nhập cư Quốc gia năm 1965 (của Mỹ) đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều trí thức nhập cư trở thành lực lượng lao động lành nghề. Tuy vậy, dù sống giữa cộng đồng đông đảo những người nhập cư, anh Mafat chưa bao giờ cảm thấy, mình thuộc về nước Mỹ.
Vấn đề nằm ở chỗ, anh luôn mong muốn được ăn những món ăn Ấn Độ trên đất Mỹ. Anh nhớ hương vị món cà-ri do mẹ nấu khi anh còn nhỏ.
Mafat bắt đầu nhận ra rằng, nhiều người cũng có cảm giác giống anh. Họ cũng lần đầu xa quê hương. Họ thích cuộc sống ở Mỹ nhưng vẫn nhớ những ký ức ở Ấn Độ. Thực tế, anh cảm thấy an ủi rằng, anh không cô đơn và bắt đầu tự hỏi anh có thể làm gì để giải quyết vấn đề này.
Từ đó, Mafat muốn mở một cửa hàng tạp hoá. Nó có thể nhỏ nhưng sẽ có tất cả các nguyên liệu để nấu nhiều món ăn đặc trưng của Ấn Độ. Vào năm 1971, Ramesh Trivedi, một nhà kinh doanh dám nghĩ dám làm đã nói chuyện với Mafat về một cửa hàng nằm trên phố Devon Avenue anh muốn bán. Một số nơi trong toà nhà đó đang xuống cấp trầm trọng. Nhưng Mafat không quan tâm đến điều này, anh đã đồng ý mua lại và chở hàng hoá tới đây.
Câu chuyện anh em nhà Mafat chính là điều chúng ta vẫn thường gọi là Giấc mơ Mỹ.
Anh nhanh chóng nhận ra rằng, anh không thể một mình đảm đương mọi công việc tại cửa hàng tạp hoá. Vì vậy, anh đã yêu cầu người anh trai Tulsi, vẫn sinh sống ở Gujarat (Ấn Độ) giúp đỡ.
Mặc dù Tulsi và vợ Aruna từng đến Chicago vào năm 1971 để vận chuyển hàng hoá cho cửa hàng của Mafat nhưng họ cũng phải mất đến 3 năm để thu xếp ổn thoả công tác vận chuyển và mở cửa hàng đầu tiên, mang tên Patel Brothers vào tháng 9/1974.
Diện tích cửa hàng khi đó cũng chỉ ở mức khiêm tốn, khoảng 83m2. Các kệ hàng vẫn còn được đặt rất lộn xộn. Ba người họ tất bật vận chuyển hàng từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối.
Ngày nay, Patel Brothers đã phát triển thành một siêu thị lớn, có giá trị lên tới 140 triệu USD (tương đương 3.108 tỷ đồng). Chỉ tính trên dải đất ở đường Devon Avenue (bang Chicago), khách hàng có thể ghé thăm công ty du lịch Patel Air Tours; cửa hàng váy cưới Ấn Độ Sahil; khu vực chuyên bán các loại đồ cúng, hàng thủ công mỹ nghệ, nữ trang, kỷ vật Patel Handicrafts and Utensils và một quán ăn mang tên Patel Café.
Giờ đây, chuỗi cửa hàng của Mafet do ba thế hệ trong gia đình ông quản lý. Hệ thống cửa hàng Patel Brothers nằm rải rác trên 51 địa điểm, hầu hết tập trung dọc bờ biển phía Đông nước Mỹ, một số cửa hàng trải dài đến Taxas, Nam Mỹ và một cửa hàng ở California.
Một góc chuỗi cửa hàng Patel Brothers.
Đề cập đến chuỗi cửa hàng này, cách đây vài tháng, Priya Krishna từng viết rằng: "Lĩnh vực mới nhất mà Patel Brothers muốn tiếp cận là cách chế biến các gia vị Ấn Độ dành cho khách hàng nước ngoài". Cô nhấn mạnh đến kỹ thuật pha trộn gia vị tuyệt hảo của cửa hàng, có thể làm hài lòng khẩu vị của cả người Mỹ và người Ấn Độ bản xứ.
Câu chuyện anh em nhà Mafat chính là điều chúng ta vẫn thường gọi là Giấc mơ Mỹ. Đó là câu chuyện của những người nhập cư chăm chỉ làm việc bất chấp khó khăn. Patel Brothers của họ là cửa hàng đã đứng vững trong cả thời kỳ chủ nghĩa thực dụng lẫn tưởng tượng. Cửa hàng sẵn sàng giao lưu văn hoá nhưng họ không làm mất đi bản sắc văn hoá Ấn Độ.