Mặc cửa hàng vắng khách, shop online vẫn "chốt đơn mỏi tay"

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 03/11/2020

Bên cạnh tình trạng rất nhiều cửa hàng rơi vào tình cảnh khó khăn vì doanh thu sụt giảm thì vẫn có không ít chủ shop lạc quan nhờ khám phá bí kíp mới. Các chủ shop cũng truyền tai nhau cách chốt đơn nhanh chóng và giảm tỷ lệ hủy/hoàn đơn, từ đó tăng hiệu quả của việc kinh doanh online.

Những tháng kinh doanh buồn

Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát khiến việc kinh doanh của nhiều cửa hàng truyền thống khó khăn hơn trong bối cảnh cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc và tụ tập đông người. Chị Thu Hà, chủ một cửa hàng quần áo nằm trong hẻm ở Cách Mạng Tháng 8 (TP.HCM) ngán ngẩm: "Cửa hàng vốn nằm trong hẻm đã ít khách, nay vì dịch nên mọi người càng ngại ra ngoài khiến shop cả ngày chỉ lưa thưa vài khách, nhân viên hầu như chỉ ngồi chơi".

Chị cho biết trước đây một tháng doanh thu tới vài trăm triệu từ kênh trực tuyến lẫn cửa hàng, nay không tháng nào đạt nổi 100 triệu đồng, chưa bằng 1/3 của các tháng trước. Giống như những chủ shop khác, chị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, kênh bán hàng này cũng lắm nhiêu khê, bởi: "Có lúc khách chốt đơn, mình giao tới nơi, nhưng khách không nhận hàng, vừa buồn vì không bán được, vừa chịu phí vận chuyển hai chiều. Vậy mới nói, sợ nhất là khách thanh toán khi nhận hàng, nhưng nếu chuyển khoản thì tốn phí ship".

Chung tình cảnh với chị Hà, chị Phương, chủ shop quần áo tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: "Bùng hàng hàng một chuyện, chị còn gặp rắc rối khi khách đã chuyển tiền chốt đơn. Có hôm khách nhập nhầm số tài khoản, chị không nhận được tiền cũng ấm ức, hỏi ra mới biết là chuyển nhầm. Còn hôm khách chuyển tiền, mình gửi hàng rồi, còn tiền thì tận hôm sau mới vào tài khoản. Trong khi đó bán hàng lúc nào chẳng cần tiền để xoay vòng vốn".

"Cái khó ló cái khôn": Vừa tư vấn vừa chốt đơn, nhận tiền hàng

Trong khi kênh bán hàng truyền thống đang gặp khó khăn thì một số chủ shop lại tìm được "lối thoát" khi nhanh nhạy nắm bắt xu hướng chuyển đổi mô hình từ offline sang online. Theo chị Kim Ngân (30 tuổi, TP.HCM), cơ sở kinh doanh giày của chị vẫn "sống khỏe" nhờ "chấp nhận thay đổi theo cách mình chưa bao giờ nghĩ tới".

Chị cho biết trong giai đoạn vắng khách, nhiều người gọi điện tới hotline cửa hàng để xin tư vấn và tham khảo mẫu mã vì họ không thể trực tiếp đến cửa hàng. Chị nói: "Bên cạnh kênh Facebook đăng tải hình ảnh hàng hóa thường xuyên, nhiều khách hàng vẫn thích dùng Zalo để được để được tư vấn kỹ càng.

Quả thật dùng Zalo chăm sóc khách hàng có nhiều cái tiện, mình gửi hình, gửi mẫu cho khách rõ nét và đặc biệt rất nhanh chóng. Thêm vào đó, khi đã kết bạn thì tất cả khách đều thấy được bài đăng sản phẩm ở Nhật ký, không bị giới hạn như Facebook. Từ đó giúp khách hay quay lại mua sản phẩm nhiều hơn, mình cũng giảm bớt chi phí quảng cáo online".

Mặc cửa hàng vắng khách, shop online vẫn chốt đơn mỏi tay - Ảnh 1.

"Là người bán hàng online mấy năm trời, mình luôn tiếp thu và học hỏi các công cụ trực tuyến. Khi nghe khách đề cập chuyển tiền qua Zalo, mình cũng đồng ý ngay.

Tiện ở chỗ là từ tư vấn, đến chuyển tiền, nhận tiền đều diễn ra trong một khung chat. Mình tư vấn tận tâm, khách vui vẻ chuyển tiền. Khách không phải sang các ứng dụng khác nhập số thẻ/tài khoản ngân hàng, giảm thiểu được sai sót chuyển nhầm, đồng thời cũng không còn cần phải chụp màn hình giao dịch, quay lại Zalo và gửi cho mình và đợi mình xác nhận. Không những nhanh, dễ, cách chuyển tiền này còn hoàn toàn không tốn phí. Tiền khách chuyển sẽ về ví ZaloPay trong, mình có thể rút về ngân hàng liên kết để xoay vòng vốn hoặc để một ít để thanh toán các dịch vụ của ZaloPay trong Zalo." - Anh Thanh chia sẻ.

Mặc cửa hàng vắng khách, shop online vẫn chốt đơn mỏi tay - Ảnh 2.

Khách hàng dễ dàng chốt đơn, chuyển tiền ngay trong khung chat Zalo

"Thuận mua vừa bán" chỉ với một ứng dụng

Trải nghiệm khách hàng thời đại 4.0 luôn là vấn đề được người bán quan tâm hàng đầu, chính vì vậy họ sẵn sàng thay đổi để thích nghi với yêu cầu của các "thượng đế". Việc đẩy mạnh bán hàng trực tuyến cũng giúp chủ shop thoải mái hơn về thời gian và không gian khi ở bất kỳ đâu, chỉ cần có mạng internet và thiết bị di động là có thể tư vấn cho khách, điều hành công việc kinh doanh cũng như chuyển/nhận tiền.

Còn với người mua, họ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất vì có thể mua sắm nhanh chóng, tiện lợi với vài thao tác đơn giản trên màn hình điện thoại. Giờ đây, họ có thể tham khảo mọi thông tin mình cần từ shop, thậm chí còn được đích thân chủ shop hoặc nhân viên bán hàng trực tuyến tư vấn tận tình trên Zalo rồi thanh toán siêu tiện lợi ngay trong giao diện khung chat.

Mặc cửa hàng vắng khách, shop online vẫn chốt đơn mỏi tay - Ảnh 3.

Trên thế giới, hình thức tích hợp thanh toán trong ứng dụng chat đã được các ông lớn như KaKaoPay, Whatsapp… triển khai mạnh mẽ, nhưng tại Việt Nam, hiện chỉ có ZaloPay cung cấp tiện ích này. Không chỉ giúp giao dịch chuyển-nhận tiền chỉ trên một khung chat Zalo, mà còn kích thích người tiêu dùng sử dụng kênh thanh toán không tiền mặt nhiều hơn.

Trải nghiệm chuyển tiền ngay trong Zalo chat tại: bit.ly/ChuyenTienTrongZaloChat.