"Đại hội dọn nhà" đón Tết Ất Tỵ 2025 đã bắt đầu rục rịch. Tôi chân thành nhắc nhở bạn về những vị trí quan trọng nhất định phải vệ sinh sạch sẽ bởi nó có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn và các thành viên trong nhà.
1. Khu chứa nước của bồn cầu
Trước đây phòng tắm nhà tôi luôn có mùi lạ. Tôi đi tìm khắp nơi nhưng không ra nguyên nhân. Sau đó, một người bạn nhắc tôi kiểm tra xem bồn cầu có vấn đề gì không. Thoạt nhìn tôi cũng nghĩ là không, cho đến khi mở ô chứa nước ra thì thấy nó siêu bẩn, nhớp nháp và mùi hôi tanh từ đây mà ra.
Nếu điều này đang xảy ra với ngôi nhà bạn thì hãy tranh thủ dịp cuối năm để tiến hành làm sạch theo các bước dưới đây:
- Đầu tiên, đóng van bình nước lại và xả hết nước bên trong
- Sau đó, vặn van xả, cho một ít xà phòng rửa bát vào ngăn đựng nước rồi dùng bàn chải chà sạch mọi ngóc ngách, kể cả nắp ngăn đựng nước;
- Cuối cùng, rửa sạch bọt bằng đầu vòi hoa sen và lắp lại các phụ kiện, cách này sẽ giúp bình chứa nước sạch sẽ và không còn mùi hôi trong thời gian ngắn.
2. Đáy cốc đánh răng
Rất nhiều người bỏ qua việc làm sạch đáy cốc đánh răng mà không hay biết rằng, những vết mốc tại đây về lâu về dài gây nguy hại cho răng miệng và sức khỏe con người. Vì vậy, đừng quên việc kiểm tra chiếc cốc của chính mình và làm sạch nó nhé! Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chà sạch cốc đánh răng bằng xà phòng rửa bát và lau khô.
Nếu có thể, hãy nâng cấp cách bảo quản cốc theo kiểu úp ngược này, sẽ sạch sẽ và vệ sinh hơn rất nhiều.
3. Rổ giá trong bếp
Sau một thời gian sử dụng, những chiếc rổ sẽ bị ngả màu và tích tụ những vết đen trên thân. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì mọi chất bẩn sẽ bị ăn vào miệng, rất có hại cho cơ thể con người. Việc vệ sinh cũng rất đơn giản. Bạn hãy thử nhé:
Ngâm rổ cùng dung dịch nước rửa chén và nước. Sau đó dùng miếng bọt biển rửa bát/búi sắt hoặc bàn chải để kì cọ là có thể đánh bay mọi thứ, khiến chiếc rổ trông như mới.
4. Lõi gối
Nhiều người giặt vỏ gối thường xuyên nhưng lại bỏ bê lõi gối và không bao giờ thay quanh năm. Bạn phải biết rằng trên lõi gối có rất nhiều mồ hôi và mạt bụi. Chúng chính là một trong những nguyên nhân khiến làn da nổi mụn và thậm chí nặng hơn là gây viêm và dị ứng da.
Vì vậy, cuối năm lõi gối phải được lấy ra để giặt và phơi khô.
Nếu không giặt được, hãy mạnh dạn vứt nó đi và thay mới. Đừng cảm thấy tiếc của kẻo tự "rước bệnh" cho bản thân.
5. Dải cao su trong tủ lạnh
Dù cuối năm không dọn tủ lạnh nhưng bạn cũng phải để ý đến các dải nhựa cao su ở bên trong tủ. Nếu có nấm mốc thì dù lười đến đâu bạn cũng nên xử lý kịp thời.
Bởi vì những vị trí ẩm mốc này không chỉ phát tán nấm mốc, gây ra nhiều phản ứng dị ứng khác nhau mà còn có thể chứa chất gây ung thư aflatoxin cực kỳ có hại cho cơ thể con người.
Phương pháp làm sạch rất đơn giản. Bạn có thể mua loại gel tẩy nấm mốc chuyên dụng, bóp trực tiếp lên vị trí cần làm sạch và để yên trong vài giờ. Sau đó dùng khăn lau lại một lượt là hoàn thành.
Gợi ý shopping: Tại đây
6. Nệm
Nệm của nhiều gia đình khi mở ra trông như thế này: Lấm lem những đốm ố vàng, vết bẩn tích tụ đã nhiều năm.
Bạn biết đấy, chúng ta ngủ trên nệm hàng ngày nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì những bụi bẩn, vi khuẩn trên đó rất có hại cho cơ thể con người.
Vì vậy, đối với nệm ngủ, nên chăm sóc chúng như sau:
- Hàng ngày, sử dụng bằng máy hút bụi để làm sạch những bụi nhỏ hoặc tóc rơi trên bề mặt nệm.
- Nếu bề mặt có vết bẩn nghiêm trọng, bạn có thể thuê vệ sinh công nghiệp để làm sạch triệt để. Mỗi năm 1 lần là đủ. Chi phí cho điều này không quá tốn kém, lại chắc chắn đảm bảo sức khỏe.
7. Hộp đựng nước giặt của máy giặt
Hầu hết chúng ta đều biết đến việc vệ sinh máy giặt nhưng lại dễ bỏ qua vị trí hộp giặt.
Bạn biết đấy, đây là bước đầu tiên mỗi khi giặt quần áo. Vì vậy tôi khuyến cáo bạn nên tháo hộp giặt thường xuyên (tốt nhất là mỗi tháng một lần) và vệ sinh. Việc tháo lắp cũng rất đơn giản, chỉ cần nhấn và lấy ra theo hình bên dưới.
Sau khi làm sạch xong, bạn có thể lắp lại chỉ trong 1 phút dễ dàng.
Nguồn và ảnh: aboluowang