Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ

Minh Hằng, Theo Thể Thao Văn Hóa 16:39 16/05/2023
Chia sẻ

Những bức ảnh màu thời nhà Thanh cách đây hơn 100 năm gây ấn tượng với nhiều người. Đặc biệt, trong đó có hình ảnh nữ quý tộc lần đầu khoe chân trước mặt người nước ngoài.

Nhà Thanh hay Đại Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Kéo dài gần 300 năm, đây là triều đại nhận được nhiều sự quan tâm. Sau khi hoàng đế Phổ Nghi tuyên bố thoái vị vào năm 1912, sự sụp đổ của nhà Thanh đã đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến ở Trung Hoa.

Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ nhà Thanh, văn hóa phương Tây du nhập nên đã mang theo nhiều công nghệ hiện đại như máy ảnh đến Trung Quốc. Nhờ có máy ảnh nên nhiều cảnh tượng, con người vào cuối thời nhà Thanh đã được lưu giữ lại. Liệu những hình ảnh vào cuối triều đại nhà Thanh có giống với các bộ phim cổ trang?

Dưới đây là 10 bức ảnh cũ từ cuối triều đại nhà Thanh đã được sử dụng phần mềm để tô màu, nhằm tái tạo hình ảnh về những con người với nhiều thân phận khác nhau trong xã hội lúc bấy giờ.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 1.

Nữ quý tộc khoe đôi chân "tam thốn kim liên" (hay gót sen ba tấc).

Trong ảnh, người phụ nữ xuất thân từ gia đình giàu có đang được mở băng quấn đôi chân bó trước sự ngạc nhiên của một người nước ngoài. Trên thực tế, vào thời nhà thanh, triều đình đã ban hành lệnh cấm phụ nữ bó chân, nhưng vẫn có không ít phụ nữ người Hán vẫn thực hiện tục bó chân này.

Tục bó chân bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 10. Bởi xã hội phong kiến lúc bấy giờ quan niệm rằng bàn chân nhỏ chính là một trong những thước đo tiêu chuẩn cho thấy vẻ đẹp của người con gái. Theo đó, những cô gái có đôi chân "tam thốn kim liên" sẽ dễ tìm được một người chồng tốt.

Nhiều gia đình bó chân cho con gái từ nhỏ với hy vọng có tìm được một mối nhân duyên tốt. Vì vậy, có không ít các cô gái, phụ nữ chịu đau đớn, thương tật suốt đời vì tục bó chân cổ hủ này. Họ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 2.

Một người phụ nữ ngồi cầm quạt. Quan sát bức ảnh có thể thấy rằng người này có đôi chân tự nhiên, không bị bó chân. Điều này quả thật hiếm có, đặc biệt là trong những gia đình quý tộc. Đương nhiên, vào cuối thời nhà Thanh, không phải vùng miền nào cũng bắt các cô gái, phụ nữ bó chân.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 3.

Người phụ nữ ngồi quay sợi.

Trong triều đại nhà Thanh, xã hội lúc bấy giờ quan niệm rằng phụ nữ chỉ cần ở nhà sinh con, dọn dẹp nhà cửa, may vá, thêu thùa, dệt vải. Trong ảnh này là một người phụ nữ đang ngồi quay sợi để dệt vải. Chiếc guồng quay sợi mà người này sử dụng trông khá cũ kỹ, có lẽ nó đã được truyền từ đời này sang đời khác.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 4.

Người đang dệt vải trong ảnh là một chàng trai trẻ. Trong xã hội phong kiến, quay tơ, dệt vải thường được coi là công việc của phụ nữ. Do đó, cảnh tượng nam giới ngồi dệt vải như trong ảnh là rất hiếm gặp.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 5.

Những người trong ảnh này không phải là phạm nhân thật. Họ là những người mẫu được nhiếp ảnh gia thuê để thể hiện hình phạt mà phạm nhân thời nhà Thanh phải chịu.

Theo đó, các phạm nhân vào cuối triều đại này sẽ bị đeo gông vào cổ, chân bị xiềng xích. Điều này gây ra nhiều bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt đối với phạm nhân.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 6.

Một người đàn ông đang cầm đạo cụ biểu diễn xiếc. Người này cầm một sợi dây thừng dài khoảng 2 m, mỗi đầu buộc một quả bóng gỗ có đường kính 2 cm. Loại hình biểu diễn này thường được coi như "món khai vị" xuất hiện trước một buổi biểu diễn lớn, nhằm thu hút những người xung quanh tới xem.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 7.

Tân lang, tân nương (chú rể, cô dâu) trong phòng tân hôn. Theo đó, trong hôn lễ, sau khi "bái đường" xong, cô dâu, chú rể sẽ đi vào phòng tân hôn. Ngoài việc mở khăn trùm đầu, còn một bước quan trọng nữa là cô dâu, chú rể phải uống một ly rượu, để vợ chồng hòa thuận.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 8.

Một người đàn ông đang nghiền bột bằng cối đá.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 9.

Người đàn ông nấu ăn trong bếp. Nhà bếp này trông khá rộng rãi và ngăn nắp. Người đàn ông trong ảnh có thể là đầu bếp hoặc người hầu của một gia đình giàu có.

Loạt ảnh màu thời nhà Thanh: Nữ quý tộc lần đầu khoe “chân gót sen”, người đàn ông làm công việc của phụ nữ - Ảnh 10.

Nghề "bật bông" thực chất chính là nghề làm chăn, đệm. Còn bật bông hóa ra là công đoạn đánh tơi bông để chuẩn bị làm chăn, đệm.

Đây là một trong những nghề thủ công truyền thống vào thời nhà Thanh. Trong ảnh, người đàn ông đang chăm chú làm việc, trong khi cậu bé ngồi bên cạnh có vẻ buồn chán. Cậu bé chắc đang trong quá trình học nghề từ bố.

Nguồn: Sohu, Baidu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày