Loại rau này có tên gọi là rau đá biển, chỉ xuất hiện ở các vùng biển ngọc như Phú Quý, Phú Quốc. Được biết, rau đá biển là một loại rong mọc trên đá, thân nhỏ như sợi chỉ, màu nâu tím, mọc thành từng tảng lớn bám chặt vào mặt đá.
Nhìn từ xa nó nhìn khá giống chân con vịt. Vì thế, loại rau này còn có tên gọi khác là rau câu chân vịt. Người dân ở vùng biển còn thường gọi với cái tên thân mật là "vật trời ban". Sở dĩ có cái tên này là vì giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế mà nó mang lại.
Bởi trước đây, rau đá biển có nhiều nhưng chủ yếu có mặt trong những bữa cơm dân dã của người dân nghèo miền biển chứ ít ai mang ra mua bán. Giờ đây, loại rau dại này thành đặc sản nổi tiếng, được du khách biết tới từ đó được các thương lái thu mua rồi bán về đất liền.
Loại rau này có tên gọi là rau đá biển, chỉ xuất hiện ở các vùng biển ngọc như Phú Quý (Ảnh minh họa)
Rau đá biển phơi khô được bày bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử, đóng gói thành túi 200 gram. Loại rau đá biển sa có màu tím lẫn vàng ngà ngà. Rau đá biển chân vịt sẽ ngả màu vàng ngà ngà. So với trước đây, người tiêu dùng hiện nay tiêu thụ rau đá biển chân vịt rất nhiều. Vì vậy, giá cũng tăng cao, khoảng 800.000 đồng/kg rau đá biển chân vịt khô và 200.000 đồng/kg rau đá biển sa khô.
Rau đá biển phơi khô được bày bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử, đóng gói thành túi 200gr (Ảnh minh họa)
Đây là loại rau sinh tồn trên đá biển nên rất khó để có thể khai thác, cần phải có kỹ thuật riêng, kiên nhẫn hái và nâng niu từng cọng rau. Từ lâu, bà con vùng biển đã gắn bó với nghề khai thác rau đá biển. Khi nước rút, họ bám dần theo con nước đang rút để hái rau đá.
Một người dân ở Phú Quốc chia sẻ, rau đá biển có quanh năm, mỗi ngày người dân đi thu hoạch có thể thu về từ 5 - 7 kg rau đá biển.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)