Chuối được biết đến như một loại siêu trái cây, có vị dẻo, thơm, ngọt dịu và có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Chuối có thể ăn sống, nấu chín hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon, có thể gọi là “giá thành rẻ nhưng chất lượng cực đắt”.
Dưới đây là 6 lợi ích sức khỏe mà loại quả này mang lại.
Theo quan điểm của y học cổ truyền phương Đông, chuối có vị ngọt tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt dưỡng ruột, cải thiện chứng táo bón do tích nhiệt trong dạ dày. Một trong những cách để duy trì một dạ dày khỏe mạnh là đi đại tiện bình thường và chuối có thể giúp ích.
Chuối rất giàu chất xơ, 1.6g trong 100g, loại trái cây này còn chứa men vi sinh đường ruột - fructooligosacarit, chất xơ và men vi sinh đều có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp đại tiện đều đặn. Nhưng hãy nhớ uống nhiều nước khi ăn chuối, nếu không bạn sẽ dễ bị táo bón.
Thiết lập hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột tốt giúp duy trì sức khỏe đường ruột. Tinh bột kháng trong chuối là thức ăn cho vi khuẩn tốt trong ruột của bạn và cũng giúp tăng axit béo chuỗi ngắn.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit béo chuỗi ngắn cũng có chức năng điều chỉnh một số tế bào miễn dịch, có thể điều chỉnh phản ứng viêm.
Chuối được mệnh danh là "trái cây hạnh phúc" chứa tryptophan và vitamin B6, rất tốt cho việc tạo ra serotonin. Serotonin có thể giúp điều chỉnh cảm xúc, khiến cơ thể thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc và còn có thể giúp ngủ ngon. Khi nồng độ serotonin trong cơ thể con người giảm đi sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, u uất. Nếu nguyên liệu serotonin được bổ sung kịp thời sẽ giúp ổn định tâm trạng.
Cứ 100g chuối cũng chứa 24mg magie rất tốt cho tâm trạng và tinh thần thư thái.
Chuối chứa carbohydrate, chất xơ, protein, kali, phốt pho, magiê, canxi, vitamin A, C và các loại vitamin khác, rất giàu chất dinh dưỡng và có thể mang lại cảm giác no.
So với chuối chín vàng, chuối hơi xanh có nhiều tinh bột kháng và pectin hơn, cả hai đều có thể làm chậm lượng đường trong máu sau bữa ăn và làm chậm quá trình rỗng dạ dày để giảm cảm giác thèm ăn.
Tinh bột kháng, như một chất xơ prebiotic, có đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan và có thể cung cấp men vi sinh. Mặt khác, men vi sinh là những vi khuẩn "tốt" của đường ruột, rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và có liên quan đến khả năng miễn dịch, sức khỏe não bộ...
Khi chuối chín, tinh bột kháng được phân hủy thành đường tự nhiên, đó là lý do tại sao chuối hơi chín sẽ ngọt hơn.
Người cần giảm cân có thể ăn chuối xanh nhưng các chuyên gia nhắc nhở, tinh bột kháng không dễ tiêu hóa, ăn nhiều dễ gây táo bón. Nên ăn từ 1 đến 2 quả mỗi ngày, không nên uống quá nhiều.
Bổ sung đủ lượng kali là rất quan trọng đối với cơ thể con người. Cứ 100g chuối có chứa 368mg kali, rất tốt cho việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Kali cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Magie có trong chuối cũng rất tốt cho việc duy trì một trái tim khỏe mạnh, thiếu hụt magie có thể khiến tim đập không đều. Chất velociferin trong chuối có thể ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, giúp mạch máu thông suốt.
Mặc dù ăn chuối có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe của tim, nhưng hãy ăn chúng một cách điều độ. Vì trong chuối có hàm lượng đường cao, nếu ăn quá nhiều đường sẽ dễ chuyển hóa thành triglycerid, dẫn đến tăng mỡ máu.
Ăn chuối trước khi tập thể dục có thể ngăn ngừa chuột rút. Vì rất nhiều chất điện giải bị mất đi trong quá trình tập luyện và sự mất cân bằng điện giải có thể gây ra chứng chuột rút ở chân.
Sau khi tập luyện không chỉ cần bổ sung chất điện giải mà còn cần bổ sung đường và protein, đường có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể, sửa chữa cơ bắp, giúp cơ bắp tái phát triển. Do đó, ăn một quả chuối có thể đáp ứng cùng lúc ba nhu cầu dinh dưỡng.
Ngoài ra, tình trạng mất nước sau khi say rượu sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu chất điện giải, bạn cũng có thể ăn chuối để bổ sung kịp thời.
Nguồn và ảnh: Eat This, NDTV