Hoa đậu biếc là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có màu xanh lam hoặc tím đậm và có thể được sử dụng như một loại thuốc nhuộm thực phẩm tự nhiên.
Hoa đậu biếc có thể dùng để pha trà thảo mộc, đậu biếc về cơ bản không chứa calo và hầu như không chứa caffeine. Một tách trà đậu biếc pha sẵn chứa khoảng 5 calo hoặc ít hơn và không chứa caffeine, chất béo, protein, carbohydrate hoặc đường.
Hầu hết lợi ích của hoa đậu biếc là do nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tạo nên màu xanh đặc trưng của hoa. Đây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, bao gồm:
- Anthocyanin, chẳng hạn như ternatins, một số loại tương tự được tìm thấy trong các siêu thực phẩm như quả mọng, anh đào và rượu vang đỏ
- Flavonoid
- Thuốc kaempferol
- Chất quercetin
- Glycoside myricetin
- Axit galic
- Axit p-Coumaric
Ngoài ra, đậu biếc còn chứa cyclotide, một loại protein vi lượng giúp hình thành mô liên kết ở thực vật.
Hoa đậu biếc được biết là có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như:
- Kháng khuẩn tự nhiên
Hoa đậu biếc được cho là có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm do có các hợp chất như axit p-coumarin và delphinidin glucoside. Sử dụng cây và trà từ loại hoa này cũng có thể chống lại vi-rút và nhiễm trùng.
- Tăng cường miễn dịch và thải độc
Trà hoa đậu biếc giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe đường ruột. Mà sức khoẻ đường ruột có liên quan chặt chẽ đến chức năng miễn dịch.
Một tác dụng tăng cường miễn dịch khác của loại cây này là khả năng thúc đẩy sức khỏe hô hấp. Hoa đậu biếc có thể giúp loại bỏ chất nhầy và chất lỏng từ phổi và đường hô hấp, đồng thời giảm kích ứng và viêm, giúp điều trị viêm phế quản, cảm lạnh và ho.
Đặc biệt, loại trà được làm từ hoa đậu biếc cũng có khả năng hỗ trợ quá trình giải độc và khả năng loại bỏ chất thải có hại của gan ra khỏi cơ thể bằng cách hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ và thuốc lợi tiểu tự nhiên.
- Hỗ trợ sức khoẻ nhận thức
Một số nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật, cho thấy hoa đậu biếc có thể làm tăng mức acetylcholine trong não, đây là một hợp chất có lợi cho sự tập trung, trí nhớ và các nhiệm vụ nhận thức khác.
Hơn nữa, nhờ khả năng chống lại stress oxy hóa, hoa đậu biếc có thể hữu ích trong việc làm chậm quá trình mất trí nhớ do tuổi tác và hỗ trợ sức khỏe tâm thần nói chung, bao gồm chống lại chứng lo âu, tác động của căng thẳng mãn tính, trầm cảm và rối loạn tăng động giảm chú ý - ADHD.
- Bảo vệ thị lực
Chất chống oxy hóa có trong hoa đậu biếc có thể bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do, bao gồm từ ánh nắng mặt trời, chất gây kích ứng và tác động của chế độ ăn uống kém.
- Tốt cho tóc và làn da
Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa, nên cũng có tác dụng trong việc tăng cường sức khỏe của tóc và da.
Loại hoa này có thể ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm trên da khi sử dụng tại chỗ, chẳng hạn như mất độ đàn hồi của da, nếp nhăn, tông màu và kết cấu da không đồng đều. Hơn nữa, hoa đậu biếc còn có đặc tính chống viêm nên nó cũng có thể giúp điều trị phát ban, sưng tấy, ngứa và viêm da hoặc dị ứng ảnh hưởng đến da.
Ngoài da, hoa đậu biếc còn giúp đưa thêm máu đến nang tóc và giảm viêm, từ đó giúp tóc chắc khoẻ hơn.
- Hỗ trợ chức năng trao đổi chất
Hoa đậu biếc có thể giúp giảm huyết áp (huyết áp cao) và cholesterol cao, hỗ trợ các chức năng tim mạch khác và ổn định lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy loại hoa này cũng có thể bảo vệ chống lại các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường và kháng insulin do khả năng tránh stress oxy hóa.
Giống như các loại thực vật có hàm lượng chất chống oxy hóa cao khác, đậu biếc cũng có khả năng hỗ trợ giảm cân và chống béo phì nhờ những lợi ích chung về trao đổi chất, mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu về chủ đề này.
Hoa đậu biếc được cho là an toàn khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Tuy nhiên, vẫn có một số báo cáo về tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày và tiêu chảy sau khi ăn hoa đậu biếc, nhưng không có nghiên cứu nào chứng minh những tác dụng phụ này.
Tuy nhiên, nếu bạn có bệnh lý tiềm ẩn hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng hoa đậu biếc.
Mặc dù được coi là an toàn và có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng hoa đậu biếc mọi người vẫn nên lưu ý:
- Nên sử dụng với lượng vừa phải để tránh gặp các vấn đề về đường tiêu hoá
- Một số trường hợp không nên sử dụng như phụ nữ có thai, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, người có vấn đề về rối loạn động máu, người bị huyết áp thấp, người sắp phẫu thuật.
- Không sử dụng hạt và rễ cây đậu biếc vì chúng có độc
Nguồn: Draxe. Ảnh: Healthline