Lì xì cho 3 con nhà anh chị 200 nghìn đồng/cháu, đến lượt con tôi rút thăm phong bao được 5 nghìn đồng - Cả nhà lăn ra cười, còn tôi giận run người

Ứng Hà Chi, Theo Thanh Niên Việt 22:00 03/02/2025
Chia sẻ

Con tôi mặt ngẩn ngơ, còn tôi nóng bừng mặt vì tức giận.

Lì xì đầu năm là câu chuyện gây tranh cãi muôn thuở. Vẫn biết tiền lì xì mang ý nghĩa may mắn, cầu chúc cho năm mới ấm no, đủ đầy nhưng ngày nay, nhiều người đã biến tướng phong tục tập quán đẹp dân tộc. Vì thế, lì xì đầu năm vô tình trở thành vấn đề gây áp lực cho nhiều người, đặc biệt với những người trẻ mới đi làm hay những người còn gặp nhiều khó khăn.

Lì xì bao nhiêu là phù hợp? Lì xì người thân khác với lì xì cho những khách vãng lai bao nhiêu? Có nên cho vào phong bao hay đưa tiền trực tiếp?,... Đây đều là những câu hỏi nhạy cảm và mỗi người lại có những cách xử lý khác nhau.

Như câu chuyện của chị H. mới đây đã gây xôn xao CĐM.

Ngày Tết mất vui vì chuyện lì xì...

Chị H. bức xúc chia sẻ, ngày đầu xuân năm mới, chị đến nhà anh trai, chị dâu chơi. Anh chị có 3 cháu, các bé lần lượt học đại học, cấp 2 và cấp 1. Dù cháu lớn đã học đại học, hơn 18 tuổi nhưng chị H. vẫn quyết định lì xì vì nghĩ rằng "đều là con cháu trong nhà, không đi đâu mà thua thiệt". Hơn nữa, cháu lớn tuy đã hơn 18 tuổi nhưng bố mẹ vẫn đang nuôi ăn học, chưa đi làm chính thức.

Trước đó, chị H. đã thống nhất với chồng sẽ mừng các cháu ruột 200 nghìn đồng. Chồng chị đồng tình vì thấy năm nay gia đình kinh tế khấm khá hơn năm ngoái. Chị H. cũng nghĩ rằng anh trai chị dâu sẽ mừng tuổi con gái mình số tiền tương ứng 200 nghìn đồng hoặc nhỉnh hơn một chút vì vợ chồng chị mới có một bé.

Lì xì cho 3 con nhà anh chị 200 nghìn đồng/cháu, đến lượt con tôi rút thăm phong bao được 5 nghìn đồng - Cả nhà lăn ra cười, còn tôi giận run người- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Thế nhưng chị H. không ngờ chị dâu khấp khởi mang khoảng 20 chiếc phong bao xanh đỏ ra trước mặt đứa con gái học lớp 4 nhà chị rồi hồ hởi nói: "Thử vận may đi con, mỗi chiếc phong bao có mệnh giá khác nhau. Số tiền lớn nhất lên tới 1 triệu đồng đó".

Nghe vậy, con gái của chị H. mừng ra mặt. Cô bé thậm chí còn chắp tay cầu khấn để rút được chiếc phong bao có số tiền lớn. Nhưng cuối cùng, khi mở lì xì ra, con gái chỉ hụt hẫng vì chỉ nhận được tờ 2 nghìn đồng. Cả nhà rộ lên từng tràng cười. Thậm chí, các con của anh trai, chị dâu còn trêu đùa: "Tay em có vẻ không được 'mát' lắm", "Số em hơi đen nhỉ?", "Không được bốc lại đâu em nhé"...

Con gái chị H. mặt ngẩn, tủi thân chỉ trực khóc vì thất vọng và bị mọi người trêu đùa. Còn chị H. thì nóng mặt vì tức giận. Chị là người không chị ly, tính toán với người thân. Chị cũng hiểu lì xì là tập tục đẹp, có ý nghĩa quan trọng ngày đầu năm, chứ không nặng nề số tiền trong phong bao. Thế nhưng chị vẫn nghĩ, mọi người xung quanh cũng cần nhìn nhau để ứng xử cho phù hợp. Nếu giá trị phong bao thấp nhất là tờ 50 nghìn đồng, có lẽ con gái chị không đến nỗi buồn bã như vậy.

Phía dưới bài viết của chị H., nhiều người bày tỏ sự đồng tình. Đa số cư dân mạng cho rằng, anh trai chị dâu là người sống tằn tiện, toan tính, không biết trước biết sau. Một số ý kiến để lại đáng chú ý như:

- Có người thân như vậy khiến không khí gia đình ngày Tết mất vui!

- Vẫn biết lì xì là vui, là lấy may đầu năm nhưng người lớn cũng cần biết nhìn nhau để bỏ tiền phong bao cho phải phép chứ.

- Tôi nghĩ 20 chiếc phong bao đó đều có mệnh giá nhỏ như 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng thôi bởi anh chị bạn đâu phải là người hào phóng. Họ còn đang tiếc từng đồng với ruột thịt của mình kìa.

- Như vậy, bạn lì xì cho các cháu hết 600 nghìn đồng, con mình thì nhận lại 2 nghìn đồng. Như vậy tức nghẹn họng ấy chứ!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày