Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm "chiếm sóng"

Phạm Nghĩa, Theo Người Lao Động 20:41 09/09/2021

Triều Tiên được cho là tổ chức lễ duyệt binh rạng sáng 9/9, dường như để kỷ niệm 73 năm quốc khánh, mà không có bất kỳ loại tên lửa đạn đạo lớn nào được giới thiệu.

Đài BBC và trang NK News đưa tin lễ duyệt binh của Triều Tiên bao gồm các binh sĩ mặc quân phục và các nhân viên đơn vị phòng chống dịch bệnh mặc trang phục khử nhiễm, đeo mặt nạ phòng độc nổi bật.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un xuất hiện tươi cười bên những đứa trẻ.

Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm chiếm sóng - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un xuất hiện tươi cười bên những đứa trẻ (Ảnh: Reuters)

Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm chiếm sóng - Ảnh 2.

Ông Kim Jong-un tại lễ duyệt binh (Ảnh: NK News)

Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm chiếm sóng - Ảnh 3.

Các nhân viên đơn vị phòng chống dịch bệnh mặc trang phục khử nhiễm, đeo mặt nạ phòng độc nổi bật (Ảnh: Rodong Sinumun)

Ngày 9/9, truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng tải hình ảnh chụp lễ duyệt binh với xe cứu hoả, xe kéo và pháo hoa. Sự có mặt của các nhân viên đơn vị phòng chống dịch bệnh cho thấy Bình Nhưỡng có thể đã thành lập lực lượng đặc biệt để đối phó dịch Covid-19.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới ông Kim Jong-un, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm chiếm sóng - Ảnh 4.

Pháo binh là vũ khí lớn nhất trong lễ duyệt binh (Ảnh: Rodong Sinmun)

Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm chiếm sóng - Ảnh 5.

Sinh viên các trường đại học nổi tiếng diễu hành với súng trường (Ảnh: Rodong Sinmun)

Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm chiếm sóng - Ảnh 6.

Kỵ binh và chó nghiệp vụ trong lễ duyệt binh (Ảnh: Rodong Sinmun)

Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm chiếm sóng - Ảnh 7.

Xe cứu hoả trong lễ duyệt binh (Ảnh: Rodong Sinmun)

Lễ duyệt binh kỳ lạ của Triều Tiên: Trang phục khử nhiễm chiếm sóng - Ảnh 8.

Ông Kim Jong-un tổ chức một bữa tiệc ngày 8/9 (Ảnh: Rodong Sinmun)

Trung Quốc là đồng minh chính trị và kinh tế thân cận nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, giao thương giữa hai nước giảm mạnh kể từ khi Triều Tiên đóng cửa biên giới vào tháng 1/2020 để kiềm chế dịch Covid-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng kể từ ngày 19/8, Triều Tiên "không ghi nhận bất kỳ ca mắc Covid-19 nào" song các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.

Mặc dù vậy, ông Kim Jong-un thừa nhận Triều Tiên đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực.

Hồi tháng trước, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết Triều Tiên dường như đã tái khởi động một lò phản ứng có thể sản xuất plutonium dành cho vũ khí hạt nhân.