Làm "gái ế" đã khổ, quá lứa nhỡ thì dưới chế độ đa thê còn đáng thương hơn nhiều

Đình Đình, Theo Thời Đại 18:00 20/03/2017

Sống trong xã hội đa thê và còn nhiều cổ hủ, những áp lực mà các cô gái "quá lứa nhỡ thì" ở Iran phải chịu đựng quả thực chẳng dễ dàng chút nào.

Đại đa số các cô gái Iran đều mong muốn được gả về nhà chồng càng sớm càng tốt, bởi 2 nguyên nhân sau: thứ nhất là vì họ hy vọng nhân lúc còn trẻ đẹp có thể tìm được gia đình nhà chồng có điều kiện tốt, thứ hai là vì họ muốn sớm rời khỏi nhà để giảm bớt gánh nặng cho gia đình mình.

Làm gái ế đã khổ, quá lứa nhỡ thì dưới chế độ đa thê còn đáng thương hơn nhiều - Ảnh 1.

(Ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh hoạ)

Ở Iran, có 2 kiểu phụ nữ rất dễ tìm được chồng: 1 là dựa vào nhan sắc, 2 là dựa vào gia cảnh. Những người dựa vào nhan sắc thường rất xinh đẹp và trẻ trung. Nếu người phụ nữ ấy có thêm một chút học thức thì cho dù điều kiện kinh tế không tốt cũng vẫn dễ dàng lấy được chồng. Còn những người dựa vào gia cảnh thì tất nhiên phải là con nhà có điều kiện. 

Hầu hết người đàn ông trụ cột trong những gia đình có nhiều con gái đều ra sức làm việc kiếm tiền để có "vốn liếng" cho con mình đi lấy chồng, bởi họ càng giàu có bao nhiêu thì con gái họ lại càng dễ gả đi bấy nhiêu.

Làm gái ế đã khổ, quá lứa nhỡ thì dưới chế độ đa thê còn đáng thương hơn nhiều - Ảnh 2.

(Ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh hoạ)

Số lượng phụ nữ ở Iran nhiều đến mức kinh hoàng và tỷ lệ mất cân bằng giới tính tại quốc gia này thì đang ngày một trầm trọng hơn. Chính vì vậy, việc gả con gái vào gia đình tử tế từ lâu đã trở thành một nỗi trăn trở dành cho các bậc phụ huynh Iran.

Trong khi các gia đình đều cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con gái mình, để họ không trở thành những "quả bom nổ chậm" trong nhà, thì lại có những cô gái bất hạnh đến mức đã không đẹp lại còn chẳng có tri thức và điều kiện kinh tế. Tất nhiên, những người này sẽ trở thành "gái ế" và phải trải qua một cuộc sống chẳng lấy gì làm dễ chịu.

Làm gái ế đã khổ, quá lứa nhỡ thì dưới chế độ đa thê còn đáng thương hơn nhiều - Ảnh 3.

(Ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh hoạ)

Một cô gái năm nay đã 32 tuổi, nhan sắc trung bình, dáng người chẳng lấy gì làm đẹp đẽ, lại còn chưa học đến Đại học, và đương nhiên, cô ấy sẽ bị liệt vào hàng "ế" ở Iran. Việc hôn sự của cô gái ấy trở thành nỗi muộn phiền chung của toàn thể gia đình. 

Cho dù rất tích cực đi xem mặt và làm quen hết chàng trai này đến người đàn ông khác, thế nhưng cô ấy vẫn mãi chăn đơn gối chiếc và mỗi ngày đều phải hứng chịu những ánh mắt sắc lẹm cùng hàng ngàn lời nhiếc móc của những người xung quanh, đến mức khiến cho trái tim của cô ấy đã trở nên nguội lạnh và không còn muốn nghĩ đến một cuộc hôn nhân sắp đặt xa vời nữa.

Làm gái ế đã khổ, quá lứa nhỡ thì dưới chế độ đa thê còn đáng thương hơn nhiều - Ảnh 4.

(Ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh hoạ)

Một cô gái khác cũng vừa bước qua tuổi 30, nhan sắc bình thường, đã tốt nghiệp Đại học nhưng đến giờ vẫn chưa kết hôn và nghiễm nhiên được phong danh "gái ế". Cô gái này cũng từng trải qua vô số buổi xem mặt thất bại ê chề nên đã nảy sinh tâm lý chán chường, khiếp sợ hôn nhân.

Vì chưa tìm được một công việc ổn định nên mỗi ngày của cô ấy chỉ là ngồi lì ở nhà làm bạn với chiếc tivi, hoặc thi thoảng giúp mẹ làm việc nhà. Tuy cô ấy đã chán nản đến mức tự hài lòng với cuộc sống tự do tự tại trước mắt của mình, nhưng ánh mắt của những người xung quanh cùng những lời đàm tiếu của dư luận khiến cho bố mẹ cô không thể ngồi yên và buộc lòng phải tiếp tục sắp xếp những buổi "gặp mặt kén rể" đầy cam go nhưng chẳng có mấy hy vọng.

Làm gái ế đã khổ, quá lứa nhỡ thì dưới chế độ đa thê còn đáng thương hơn nhiều - Ảnh 5.

(Ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh hoạ)

Đối với rất nhiều gia đình có con gái ở Iran, khi con mình đã đến "tuổi cập kê" mà vẫn chưa tìm được ý trung nhân, đa phần họ sẽ điên cuồng tìm mọi cách để có thể gả con gái ra khỏi nhà cho "đỡ mang tiếng". 

Tuy nhiên, cũng có những cô gái "ế trường tồn với thời gian" khiến cho bố mẹ cũng hết cách và chỉ cần vượt qua được vài năm nghe mắng nhiếc sau đó thì họ sẽ dần cảm thấy mọi chuyện nhẹ nhàng, dễ đối mặt hơn rất nhiều, thậm chí có những người sẽ chẳng còn nhu cầu xem mặt hay kết hôn nữa. Khi ấy, thay vì thúc giục con gái đi lấy chồng, những ông bố sẽ có nghĩa vụ phải kiếm nhiều tiền hơn nữa để tiếp tục "nuôi báo cô" con gái rượu của mình.

Nếu ông bố chẳng may qua đời sớm, người anh hoặc em trai trong nhà sẽ gánh vác trọng trách nuôi cô gái ế kia thay bố. Tuy là luôn có một người đàn ông nuôi dưỡng, nhưng việc phải sống phụ thuộc và không thể sống theo ý thích cũng như theo đuổi lý tưởng của mình quả thực là một chuyện vô cùng bi ai.

Làm gái ế đã khổ, quá lứa nhỡ thì dưới chế độ đa thê còn đáng thương hơn nhiều - Ảnh 6.

(Ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh hoạ)