Dân gian có câu: “Cha mẹ là bản mẫu, con cái là bản sao”. Con cái rất dễ bắt chước và mô phỏng theo hành vi của cha mẹ, nhất là trẻ nhỏ. Các bậc làm cha làm mẹ nhất định phải để ý 4 thói quen không tốt dưới đây, nếu vô tình mắc phải, cần nhanh chóng thay đổi!
Trong cuộc sống, mỗi khi thành tích của con cái không tốt, làm cho chúng ta bực tức, chúng ta thường chỉ muốn nhanh chóng tìm cách cải thiện thành tích của con mình mà vô tình đem con cái đi so sánh với “con nhà người ta”.
Với trẻ nhỏ mà nói, nếu ngay từ bé đã bị mặc định trong đầu rằng “con nhà người ta” luôn giỏi giang còn bản thân luôn kém cỏi, những đứa trẻ này sẽ mất đi sự tự tin và dần dần trở nên tự ti. Thậm chí, điều này còn dẫn đến việc con trẻ sẽ có cảm giác ghen tị và thù ghét với những đứa trẻ cùng tuổi được cha mẹ gọi là “con nhà người ta”.
Thay vì cứ nhìn mãi vào sự xuất sắc của “con nhà người ta”, cha mẹ nên trở thành người bạn đồng hành giúp con cái trở nên xuất sắc. Hãy tôn trọng thiên hướng bẩm sinh của con trẻ và tạo điều kiện cho con phát huy hết khả năng của mình.
“Con nhà người ta” là cụm từ ám ảnh với không ít đứa trẻ
2. Quá nuông chiều con cái
Nhiều cha mẹ quá chiều chuộng con cái, con cái muốn gì đều sẽ đáp ứng, đòi trăng hái trăng, đòi sao hái sao. Sau mỗi lần đòi hỏi gì cũng được đáp ứng, con trẻ sẽ cho rằng việc được đáp ứng là một điều đương nhiên và chúng nhất định phải có được thứ mà mình muốn. Nếu không có được thứ mình muốn, đứa trẻ sẽ khóc lóc, ăn vạ, giận dỗi cho đến khi bố mẹ chịu đáp ứng mong muốn mới thôi.
Mỗi người lớn đều từng là một đứa trẻ nhưng mỗi người đều phải học cách tự trưởng thành. Hãy cứ để con cái tự mình cố gắng, có như vậy con cái mới hiểu đạo lý có nỗ lực mới có thành quả. Nếu không con cái sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ lười biếng và không biết quý trọng những gì mình có được.
Khi không có được thứ mình muốn, nhiều trẻ sẽ có xu hướng “ăn vạ”
3. Thói quen trì hoãn, “cao su” giờ
Trẻ con lề mề là một hiện tượng mang tính bẩm sinh, cần cha mẹ kiên nhẫn mà từ từ uốn nắn. Trước hết cha mẹ cần suy xét kỹ xem bản thân mình có làm gương xấu cho con hay không bởi việc bắt chước cha mẹ là điều con trẻ cảm thấy dễ dàng và an toàn nhất, đứa trẻ sẽ bắt chước những gì mà người lớn làm.
Cha mẹ nên tự mình nêu gương cho con cái về cách làm việc có kế hoạch và kỷ luật tự giác. Nếu ngay cả bản thân cha mẹ khi làm việc còn trì hoãn, lề mề thì làm sao có thể dạy bảo con cái? Cha mẹ nên giáo dục con cái ý thức về thời gian ngay từ nhỏ để con cái ý thức được sự quý giá của thời gian. Cha mẹ mỗi khi làm việc gì đều cần có kế hoạch và kỷ luật tự giác.
Gia đình nào cũng mong muốn một cuộc sống hạnh phúc êm ấm, nhất là sau khi có con. Được đồng hành cùng con, nhìn con lớn lên mỗi ngày là điều hạnh phúc nhất đối với cha mẹ. Có những cha mẹ cãi nhau ngay trước mặt con cái, thậm chí còn mang con cái ra “giận cá chém thớt”.
Những đứa trẻ lớn lên trong không khí gia đình như vậy hoặc sẽ mất đi cảm giác an toàn, mất đi niềm tin trong tình cảm hoặc sẽ học theo cha mẹ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Trong cuộc sống hằng ngày, những người làm cha, làm mẹ nên học cách bao dung, thông cảm với nhau, vì con cái mà nêu gương tốt. Cha mẹ ít phát sinh mâu thuẫn, như vậy ở trước mặt con cái càng ít to tiếng, cãi vã.
Cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ
Có nhiều cách để giáo dục con cái, nhưng nói đến cùng, muốn con cái trở thành người như thế nào, trước hết cha mẹ phải là người như thế ấy đã. Nuôi dạy con cái là “sự nghiệp” cả đời của cha mẹ. Các bậc làm cha, làm mẹ, hãy làm tốt việc giáo dục từ trong gia đình, lấy bản thân làm gương tốt cho con, để cho con cái chiến thắng ngay từ vạch xuất phát là gia đình.
Theo Aboluowang