Giải Ig Nobel là giải thưởng nhại lại giải Nobel, được tạp chí Annals of Improbable Research trao tặng vào đầu mùa thu hàng năm - gần với thời gian mà giải Nobel chính thức được công bố – cho 10 thành tựu mà "đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ". Phần thưởng của Ig Nobel đôi khi là sự chỉ trích gián tiếp, nhưng phần lớn thu hút sự chú ý, có rất nhiều công trình khoa học có tính hài hước hay có những khía cạnh gây ngạc nhiên, chẳng hạn như sự khám phá ra "định luật 5 giây" - một điều khôi hài tin rằng nếu thức ăn rơi xuống sàn nhà sẽ không bị nhiễm khuẩn nếu được nhặt lên trong vòng 5 giây, hay những ghi chép cho rằng hố đen đáp ứng đủ mọi yêu cầu kĩ thuật để xác định rằng đó là vị trí của địa ngục.
Một số phát hiện khoa học có thể được áp dụng rất dễ dàng vào cuộc sống, song đa số chúng ta không dám làm theo vì chúng quá kỳ quặc. Chúng ta hãy cùng xem xem những khám phá về y học tại Ig Nobel từ trước đến nay có gì thú vị nhé!
1. Bạn có bị hôi chân hay không? Điều đó do suy nghĩ của bạn quyết định
Bạn bị hôi chân có thể là do tuyến mồ hôi hoặc vi khuẩn gây ra, tuy nhiên yếu tố chính khiến tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ không chỉ có vậy, mà do cách bạn cảm nhận nó ra sao. Vào năm 1992, một nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Shiseido tại
Yokohama -
Nhật Bản, bao gồm
F. Kanda,
E. Yagi,
M. Fukuda,
K. Nakajima,
T.Ohta và
O. Nakata đã giành giải thưởng
Ig Nobel cho những nghiên cứu tiên phong của họ về "Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi chân". Các nhà khoa
học này đã đi đến một kết luận rằng:
"Những người bị hôi chân là do họ đã nghĩ rằng họ bị hôi chân, còn những người không bị hôi chân là do họ không nghĩ đến điều đó". Thật khôi hài nhỉ, bạn có bị hôi chân hay không thì điều đó do suy nghĩ của các bạn quyết định đó.
Bạn có bị hôi chân hay không là do suy nghĩ của các bạn quyết định đó. (Ảnh minh họa) 2. Thuốc giả đắt tiền hiệu nghiệm hơn thuốc giả rẻ tiền
Có thể bạn không tin, nhưng khi bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau đắt tiền, thì công hiệu của chúng hơn hẳn so với các loại thuốc giảm đau rẻ tiền - ngay cả khi tất cả chúng đều là thuốc giả.
Trong năm 2008, Giáo sư
Dan Ariely và
Rebecca Waber đã công bố một số nghiên cứu chứng minh rằng các loại dược phẩm giả đắt tiền thì có hiệu quả hơn so với các loại dược phẩm giả rẻ tiền. Theo các nhà khoa học này, thì các hoạt động như tiếp thị, chẳng hạn như việc điều chỉnh giá cả của các loại thuốc có thể thay đổi hiệu quả thực tế của các sản phẩm đó. Trong 3 thí nghiệm, Giáo sư
Dan Ariely và
Rebecca Weber cho thấy rằng, với cùng một loại thuốc, những người tiêu dùng mua và sử dụng chúng với giá thông thường thì thấy được "hiệu quả thực tế" của thuốc nhiều hơn so với những người mua và sử dụng thuốc ở mức "thuốc hạ giá" - mặc dù loại thuốc này là thuốc giả.
3. Nhạc đồng quê có thể là nguyên nhân của nhiều ca tự tử
Vào năm 2004,
Steven Stack và
Jim Grundlach - hai sinh viên tâm lý học xã hội tại trường Đại học
Auburn ở Alabama, Mỹ, đã giành giải Ig Nobel cho những khám phá của họ về "Ảnh hưởng của nhạc đồng quê tới các ca tự tử". Hai sinh viên này đã công bố những báo cáo cho thấy rằng, khi các đài phát thanh ở một khu vực nào tăng thời lượng phát nhạc đồng quê, thì ở đó tỷ lệ tự tử tăng cao. Theo họ, nguyên nhân của tình trạng này là các bản nhạc đồng quê đều mang tâm trạng của những người muốn tự tử, do đó, nếu được nghe nhiều thì đồng nghĩa với khả năng tỷ lệ người nghe tự tử sẽ tăng cao.
Nhạc đồng quê có thể là nguyên nhân của nhiều ca tự tử. (Ảnh minh họa)
4. Tình yêu lãng mạn không khác gì nhiều so với chứng rối loạn ám ảnh nặng
Có thể bạn sẽ rất sốc khi nghĩ đến những công bố của một nhóm các nhà khoa học đoạt giải
Ig Nobel trong lĩnh vực hóa học vào năm 2000. Qua quá trình nghiên cứu nhóm các nhà khoa học gồm
Donatella Marazziti,
Alessandra Rossi,
Giovanni B. Cassano (Đại học tổng hợp Pisa) và
Hagop S. Akiskal (Đại học tổng hợp California,
Mỹ) đã khám phá ra rằng, về mặt hóa sinh thì chúng ta khó có thể phân biệt được đâu là tình yêu lãng mạn và đâu là chứng rối loạn ám ảnh nặng, bởi các triệu chứng của chúng rất giống nhau.
(Ảnh minh họa) 5. Điều trị bệnh suyễn bằng... xe trượt cao tốc
Không biết được rằng hiệu quả của nó ra sao, song "phương pháp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách đưa bệnh nhân lên xe trượt cao tốc" của
Simon Rietveld (Đại học Amsterdam -
Hà Lan) và
Ilja van Beest (Đại học Tilburd - Hà Lan) đã giành được giải thưởng
Ig Nobel năm 2010 đó các bạn ạ.
Hai nhà khoa học này đã có khá nhiều thời gian để tiến hành các thí nghiệm của mình và người tình nguyện tham gia là một bệnh nhân nữ, 25 tuổi, bị mắc chứng hen suyễn từ nhỏ. Sau một thời gian được điều trị bằng xe trượt cao tốc, bệnh tình của cô gái này đã thuyên giảm đáng kể.
(Ảnh minh họa) 6. Kẹo cao su rất là khó tiêu
Mặc dù hệ thống tiêu hóa của bạn không thể tiêu hóa bã kẹo cao su như các loại thực phẩm thông thường khác, song nó sẽ không thể “mắc kẹt” mãi trong cơ thể, mà sẽ ra cùng các loại chất thải khác khi chúng ta đi vệ sinh. Tuy nhiên, vẫn có một số ca cấp cứu hi hữu xảy ra khi bệnh nhân bị đau bụng do có thói quen nuốt bã kẹo cao su sau khi nhai, và phần lớn là trẻ nhỏ.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được đăng tải trên tạp chí Nhi khoa vào năm 1998 đã mô tả 3 bệnh nhân nhí được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bụng bị đau quặn, táo bón, và một số triệu trứng khác thì khi kiểm tra đều phát hiện một khối lượng nhỏ bã kẹo cao su trong ruột của chúng.
Tuy hiện tượng này rất hiếm khi gặp, song đã được y học ghi nhận, và góp phần đưa ra lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh không nên để con cái của mình nuốt bã kẹo cao su sau khi nhai.
(Ảnh minh họa) 7. Uống cafe nhiều sẽ có khả năng “nhìn thấy người chết”
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, những người bị nghiện cafe có thể bị ảo giác hoặc cảm nhận được “sự có mặt của người đã chết” ở xung quanh mình.
Một nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học Durham – Vương quốc Anh đã tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng của caffeine đối với 200 sinh viên tình nguyện tham gia. Nghiên cứu này cho thấy, những sinh viên có thói quen uống từ 7 tách cafe mỗi ngày hoặc hơn sẽ có nguy cơ mắc chứng ảo giác nhiều hơn gấp 3 lần so với những người chỉ uống 1 tách cafe mỗi ngày.
Các nhà khoa học giải thích rằng, khi bị stress, cơ thể của chúng ta sẽ sản sinh ra một loại hormone có tên gọi là cortisol. Để giảm stress, nhiều người đã sử dụng các chất có chứa hàm lượng caffein cao như cafe hoặc sô cô la, tuy nhiên, việc này sẽ dẫn đến những hậu quả mà ta không ngờ tới. Đó là lượng cortisol được tiết ra sẽ liên kết với lượng caffein được hấp thụ khiến chúng ta bị mắc chứng ảo giác.
(Ảnh minh họa) 8. Một người khiếm thị có thể nhìn thấy nếu được cấy một chiếc răng trong mắt
Một điều không tưởng đã thành hiện thực và đem lại ánh sáng cuộc đời cho Martin Jones – một công nhân xây dựng 42 tuổi bị mù mắt suốt 12 năm trời. Ông Martin bị thương nặng trong một tai nạn lao động, và kết quả là ông đã phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn mắt trái, còn mắt phải không nhìn thấy gì.
Mãi cho đến năm 2009, ông Martin mới được giới thiệu đến Trung tâm điều trị bệnh nhãn khoa Sussex ở thành phố Brington, Vương quốc Anh, và các bác sỹ ở đây đã quyết định tiến hành một ca phẫu thuật hiếm có nhằm phục hồi thị lực cho Martin Jones: lấy răng cửa, khoét một lỗ nhỏ bên trên, sau đó cấy vào đó một thủy tinh thể nhân tạo, cuối cùng cấy ghép vào hốc mắt bị hỏng của anh.
Hai tháng sau cuộc phẫu thuật, “con mắt” mới đã được cơ thể Martin tiếp nhận và sau nhiều năm sống trong bóng tối, giờ đây ông lại có thể nhìn thấy ánh mặt trời.