Trước Lễ Giáng sinh, một nhóm các nhà khoa học ở Trung Quốc đã công bố những hình ảnh mới nhất về 10 chú lợn con có khả năng phát sáng dưới ánh đèn huỳnh quang. Được biết, công nghệ này được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Hawaii trực thuộc trường Y Dược Manoa, Mỹ.
2 trong tổng số 10 chú lợn phát sáng của Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc
Bằng cách tiêm các protein huỳnh quang chiết xuất từ ADN của sứa vào phôi thai, các bào thai lợn đã sở hữu làn da phát sáng ánh xanh lá cây ngay từ khi nằm trong bụng mẹ.
Làn da có khả năng phát sáng trong bóng tối
Tuy nhiên, thí nghiệm này không nhằm mục đích trang trí mà mục tiêu hướng tới của các nhà khoa học đến từ Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc nói riêng và các nhà khoa học trên thế giới nói chung là tìm ra phương pháp cấy ghép gen cho con người một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Những gen có lợi này sẽ được áp dụng vào công cuộc điều trị các căn bệnh nan y về gen của loài người.
Giáo sư sinh vật học Stefan Moisyadi, Trung tâm nghiên cứu Sinh vật, Đại học Hawaii cho biết, công nghệ này có thể đem lại lợi ích cho những người đang mắc phải căn bệnh hiếm có tên chảy máu kéo dài (Hemophilia). Những enzim đông máu lấy từ động vật sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với việc xây dựng những phòng thí nghiệm có giá thành lên tới hàng triệu USD.
Điều đáng mừng hơn cả là những chú lợn phát sáng này không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi protein huỳnh quang. Trái lại, chúng vẫn có vòng đời như bất kỳ những chú lợn thông thường.