Người xưa có câu: “Hiếu thảo là đỉnh cao của trăm nết tốt, là khởi nguồn của mọi điều thiện”.
Từ cổ chí kim, hiếu thuận luôn là thước đo quan trọng để đánh giá phẩm chất của một con người.
Với vai trò làm cha mẹ, chúng ta có thể không kỳ vọng con cái sau này sẽ đạt được những thành tựu to lớn, cũng chẳng bận tâm mình đã hy sinh bao nhiêu. Nhưng điều duy nhất khiến chúng ta trăn trở là dù đã dốc hết sức mình, cuối cùng lại nuôi dưỡng một đứa con bất hiếu.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, ngày nay xuất hiện một số kiểu “bất hiếu mới” mà chúng ta khó lòng lường trước, vượt xa những gì ta có thể tưởng tượng.
Những kiểu bất hiếu này thường ẩn giấu rất sâu, khiến nhiều bậc cha mẹ khó nhận ra ngay từ đầu. Đến khi đã bỏ ra quá nhiều tâm sức, họ mới muộn màng nhận thức được sự thật.
Đáng buồn hơn, loại “bất hiếu mới” này thậm chí còn khiến cha mẹ tổn thương sâu sắc hơn cả việc con cái “ăn bám”. Vậy mà, những đứa con trẻ tuổi lại chẳng hề áy náy, thậm chí còn tự cho mình là đúng.
Nói chung, “bất hiếu mới” này có thể chia thành ba dạng chính. Hãy cùng tìm hiểu để xem bản thân hoặc gia đình mình có vô tình rơi vào trường hợp nào không nhé!
Không biết từ bao giờ, trên mạng xã hội bắt đầu lan truyền một quan điểm:
“Nếu cha mẹ không giúp trông con, thì khi họ già đi, con cái cũng chẳng cần chăm sóc lại”.
Thoạt nghe, câu nói này dường như không có gì sai. Nhưng ngẫm kỹ, nó hoàn toàn không đúng về phương diện cả tình và lý.
Chưa nói đến tình nghĩa nuôi dưỡng, chỉ riêng mối quan hệ huyết thống không thể cắt đứt và tình cảm ruột thịt sâu đậm giữa cha mẹ và con cái, sự phụng dưỡng cha mẹ lúc về giá đã không nên bị biến thành một “cuộc giao dịch có giá”.
Hơn nữa, theo số liệu từ các cuộc khảo sát xã hội:
Hiện nay, trong giai đoạn từ khi con chào đời đến lúc vào tiểu học, hơn 80% gia đình đều có sự hỗ trợ từ ông bà trong việc chăm sóc cháu. Với con số lớn như vậy, chẳng lẽ tất cả những bậc cha mẹ này đều hành động vì toan tính, chỉ để mong được báo đáp khi về già sao?
Câu trả lời chắc chắn là không hẳn vậy.
Bất hiếu kiểu mới là khi con cái coi chăm cháu là nghĩa vụ của ông bà (Ảnh minh họa)
Tôi từng xem một bộ phim tài liệu trên mạng có tên là Bà Ngoại. Bộ phim ghi lại câu chuyện của những ông bà giúp con gái, con rể trông cháu. Trong các cuộc phỏng vấn, khi được hỏi lý do vì sao họ làm vậy, hầu hết đều trả lời cùng một câu: “Thương con gái”.
Thậm chí, có một bà ngoại, khi đối diện với ống kính, vừa cười khổ vừa nói: “Tôi đã giúp con gái và con rể trông cháu rất lâu, nhưng con rể chưa từng gọi tôi một tiếng ‘mẹ’. Giờ tôi cũng nghĩ thông rồi, cứ âm thầm làm một người hùng vô danh cũng tốt”.
Vậy đấy, với các bậc cha mẹ lớn tuổi, việc trông cháu có lẽ không mang quá nhiều mục đích. Họ chỉ đơn giản không muốn con mình phải chịu khổ, giúp được chút nào hay chút ấy.
Như người ta thường nói:
“Ông bà trông cháu, thương là thương con, hy sinh cả sức mình, giữ gìn sự ổn định cho một mái ấm. Đằng sau đó là tình yêu sâu sắc và sự lo lắng chu toàn của cha mẹ dành cho con cái”.
Nhưng đáng buồn thay, từ khi quan niệm “trông cháu” bị gắn liền với “phụng dưỡng” xuất hiện trên mạng, không ít con cái trẻ tuổi đã coi đó như chân lý. Họ phớt lờ hoàn cảnh thực tế của cha mẹ, xem việc “trông cháu” và “phụng dưỡng” như một ván cờ công bằng. Thực chất, đây chỉ là cái cớ hợp lý hóa cho sự bất hiếu của họ, khiến người ta không khỏi xót xa.
Ngày nay, việc ông bà trông cháu đã trở thành điều quen thuộc trong nhiều gia đình. Nhưng cùng với đó, quá trình này cũng ẩn chứa không ít nỗi buồn khó nói thành lời.
Chẳng hạn, do khác biệt về thói quen sống và cách nuôi dạy con giữa hai thế hệ, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi.
Tôi nhớ một câu chuyện mà cô bạn đại học tên Tiểu Lộ từng kể.
Cô ấy sinh con xong, vì bố mẹ chồng bận làm ăn không thể giúp, đành nhờ mẹ ruột từ quê lên thành phố trông cháu, để hai vợ chồng có thời gian phấn đấu sự nghiệp.
Một lần, con bị sốt, bà ngoại không liên lạc được với hai vợ chồng Tiểu Lộ, lại ở nơi xa lạ, nên đành dùng cách dân gian: Đắp mấy lớp chăn cho cháu để toát mồ hôi, hy vọng hạ sốt.
Ai ngờ, khi Tiểu Lộ tan làm về nhà và thấy cảnh đó, cô lo lắng đến mức buột miệng trách mẹ gay gắt: “Thời đại nào rồi mà còn dùng cách cũ kỹ đó? Con mà có chuyện gì, mẹ chịu trách nhiệm được không?”.
Vừa mắng mẹ, Tiểu Lộ vừa ôm con chạy đến bệnh viện. Bà ngoại muốn đi cùng, nhưng cô lại bực bội quát: “Mẹ đi theo làm gì? Để chăm con hay để tôi phải chăm mẹ?”.
Thế là bà ngoại chỉ biết đứng lặng nhìn. Sau này Tiểu Lộ kể lại, khoảnh khắc ấy, mẹ cô trông như một đứa trẻ vừa làm sai.
Đến khi con hạ sốt, Tiểu Lộ ôm con về nhà lúc ba giờ sáng, cô bất ngờ phát hiện mẹ mình nằm co trên sofa ngủ thiếp đi. Trên bàn là đĩa sủi cảo – món cô thích nhất – vẫn còn đó.
Nhiều ông bà bị chê bai khi lên chăm cháu thay cho con (Ảnh minh họa).
Tiểu Lộ bảo, dưới ánh đèn, tóc trắng của mẹ cô hiện lên rõ ràng, sáng đến nhức mắt. Lúc ấy, cô tự trách mình đến mức nước mắt không ngừng rơi.
Đến tận giây phút đó, Tiểu Lộ mới nhận ra đằng sau việc ông bà trông cháu là bao nhiêu khó khăn và tủi thân mà họ âm thầm chịu đựng.
Thực ra, với ông bà, trông cháu là tình, không trông là phận. Nhưng họ rời xa quê nhà, từ bỏ những ngày tháng an nhàn tuổi già, đấu tranh với sự yếu đuối và bảo thủ của bản thân để giúp đỡ con cái.
Chỉ riêng sự hy sinh vô điều kiện ấy đã đáng để chúng ta trân trọng và biết ơn.
Vậy mà, vẫn có những người con, dù được ông bà giúp đỡ, lại vì vài chuyện nhỏ nhặt mà không ngừng mỉa mai, chê bai. Họ quên rằng cha mẹ vốn chẳng bắt buộc phải chịu đựng những điều này. Sự vô ơn ấy, chẳng phải là một dạng bất hiếu sao?
Nhiều người con đòi hỏi bố mẹ phải cho mình mọi thứ con muốn (Ảnh minh họa).
Thực ra, không phải người mẹ không muốn mua, mà vì vừa mới mua cho con một chiếc điện thoại cách đó không lâu, nên lần này từ chối. Nhưng đối diện với tình cảnh ấy, người mẹ chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng.
Hiện nay, không ít đứa trẻ cho rằng đã được sinh ra thì cha mẹ phải đáp ứng mọi yêu cầu của chúng. Nhưng sự thật, ban cho sự sống đã là ân tình lớn lao. Nếu cha mẹ đã làm tròn trách nhiệm, mà con cái vẫn vô độ xem mình là “đứa trẻ khổng lồ” cần được nuông chiều, thì đó chính là bất hiếu và ích kỷ.
Để nuôi dưỡng con hiếu thảo từ nhỏ, cha mẹ cần kết hợp hành động và giáo dục.
Thứ nhất, làm gương bằng cách quan tâm ông bà, như hỏi thăm sức khỏe hay giúp đỡ việc nhà, để con học qua thực tế. Trẻ thấy bố mẹ tôn trọng người lớn sẽ tự nhiên noi theo.
Thứ hai, dạy con lòng biết ơn qua thói quen đơn giản: nói “cảm ơn” khi được giúp, hoặc cùng làm việc nhà như dọn dẹp, nấu ăn. Điều này giúp con hiểu giá trị của sự hỗ trợ và trách nhiệm. Có thể kể chuyện về hiếu thảo để con đồng cảm.
Thứ ba, tạo môi trường yêu thương nhưng có kỷ luật, không nuông chiều. Ví dụ, khi con đòi đồ chơi, giải thích rằng mọi thứ cần xứng đáng qua nỗ lực, như làm bài tập tốt. Kỷ luật giúp con cân bằng giữa nhận và cho, tránh oán trách cha mẹ sau này.
Theo Sohu