Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô

PHAN, Theo Pháp luật và Bạn đọc 16:15 04/12/2021
Chia sẻ

Thái Sùng Tín đang giữ chức phó chủ tịch và cổ đông lớn thứ 2 của Alibaba, sở hữu khối tài sản hơn 12 tỷ USD (hơn 272 nghìn tỷ VND).

Để có được thành công của ngày hôm nay, Jack Ma phải cảm ơn đến 4 người: Son Masayoshi, Dương Chí Viễn (Jerry Yang), Kim Dung và Thái Sùng Tín (Joe Tsai). Trong đó, người ông cần phải biết ơn và nể trọng nhất phải là Thái Sùng Tín, vì ông đã cùng Jack Ma gây dựng đế chế Alibaba từ con số không.

Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô - Ảnh 1.

"Nhất kiến chung tình" với Jack Ma

Thái Sùng Tín quen biết với Jack Ma từ một cơ duyên ngẫu nhiên. Hai người vốn dĩ không phải là bạn bè, bối cảnh xuất thân cũng cách biệt quá xa. Nhưng Thái Sùng Tín đã "nhất kiến chung tình" với Jack Ma ở lần gặp gỡ đầu tiên và quyết định cùng nhau sáng nghiệp.

Thái Sùng Tín (1964) là người Đài Loan, cùng tuổi với Jack Ma. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm nghề luật sư. Gia tộc của ông đều sinh ra những vị luật sư nổi tiếng với đầy đủ nghiệp vụ trong các lĩnh vực khác nhau. Danh tiếng gia tộc luật sư không chỉ ở Đài Loan mà còn vươn ra tầm quốc tế.

Ảnh hưởng bởi truyền thống gia đình, năm 13 tuổi, Thái Sùng Tín đi du học ở trường Đại học Yale (Mỹ) và nhận được chứng chỉ thạc sĩ kinh tế và tiến sĩ pháp luật. Sau khi tốt nghiệp, ông đến New York làm việc tại hãng luật Sullivan & Cromwel trong 3 năm.

Ngay sau đó, ông đến Hồng Kông làm giám đốc bên mảng nghiệp vụ châu Á của công ty Investor AB với tiền lương 700.000 USD (hơn 15,9 tỷ VND). Năm 1996, ông kết hôn với bà Ngô Minh Hoa (Clara Wu Tsai)– cháu gái của ông Ngô Tam Liên (người sáng lập nên đế chế thương mại Đài Nam Bang ở Đài Loan).

Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô - Ảnh 2.

Năm 1999, Thái Sùng Tín lần đầu tiên gặp được Jack Ma qua sự giới thiệu của một người bạn. Thời điểm này, Jack Ma đã trải qua 3 lần sáng nghiệp nhưng không mấy thành công. Vì không cam tâm, Jack Ma đã quyết định trở về Trung Quốc để tạo dựng sự nghiệp lần 4 với mục tiêu thành lập dịch vụ thương mại điện tử lấy tên là Alibaba.

Thái Sùng Tín đã bị mê hoặc bởi tố chất kinh doanh đặc biệt của Jack Ma trong lần gặp đầu tiên. Thế nhưng lúc này vẫn chưa đăng ký thành lập công ty, mà chỉ có một đội ngũ hơn 20 người đang hoàn thiện Alibaba.com.

Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô - Ảnh 3.

Thái Sùng Tín nói với Jack Ma: "Anh phải thành lập công ty, phải đầu tư. Tôi am hiểu tài chính và pháp luật, có thể gia nhập công ty của anh".

Jack Ma nghe vậy thì vô cùng lo lắng: "Để tôi nghĩ lại đã. Tôi không trả nổi tiền lương cho anh đâu. Chỗ tôi chỉ có thể trả 500 NDT/tháng (hơn 11,3 triệu VND/tháng) thôi".

Thái Sùng Tín nghiêm túc nói: "Tôi đã nghĩ kỹ rồi. Tôi muốn làm trong môi trường start-up để cùng nỗ lực với mọi người xây dựng tất cả".

Vợ của Thái Sùng Tín – bà Ngô Minh Hoa lúc này cũng có mặt trong cuộc nói chuyện, bà lên tiếng: "Nếu anh không đồng ý để anh ấy gia nhập Alibaba thì cả đời anh ấy cũng không tha thứ cho tôi đâu".

Sau khi nghỉ việc ở Investor AB, Thái Sùng Tín gia nhập Alibaba và đảm đương chức vụ giám đốc tài chính (CFO). Từ đó, vận mệnh của ông và cả Jack Ma đều thay đổi.

"Người đàn ông" của Jack Ma và "thần tài" của Alibaba

Sau khi gia nhập Alibaba, Thái Sùng Tín đã giúp Jack Ma làm 2 việc:

Việc đầu tiên, thiết lập cơ cấu của Alibaba trở thành công ty hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm đăng ký công ty lên Bộ Công Thương và tổ chức lại toàn thể nhân sự. Ở đây, Thái Sùng Tín đã tham khảo cơ cấu công ty của 3 ông lớn: Sina, Sohu và NetEase.

Theo đó, ông thành lập Alibaba theo mẫu công ty mẹ ở nước ngoài kiểm soát cổ phần công ty con ở Trung Quốc. Trong đó, công ty mẹ được đăng ký ở quần đảo Cayman (lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh và Bắc Ireland) và công ty con được đăng ký ở Hàng Châu và Hồng Kông.

Thái Sùng Tín chia nhỏ cổ phần và phân cho 18 cổ đông khác, bao gồm cả ông và Jack Ma. Ông bắt đầu tiến hành dạy cho các nhân viên cách một công ty được vận hành chuẩn mực nhất để đạt được tiếng nói chung, giảm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ.

Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô - Ảnh 4.

Khi Alibaba đã có những nguồn đầu tư nước ngoài cơ bản, Thái Sùng Tín tiếp tục giúp Jack Ma làm một việc thứ hai.

Trước lúc Thái Sùng Tín gia nhập Alibaba, Jack Ma từng thử kêu gọi đầu tư đến 37 lần nhưng không lần nào thành công vì người ta không tin tưởng ông. Alibaba đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động.

Tháng 8/1999, sự xuất hiện của Thái Sùng Tín như ngôi sao hy vọng của toàn thể Alibaba. Thái Sùng Tín đã dẫn dắt một người bạn của ông (một giám đốc đầu tư của tập đoàn Goldman Sachs Hồng Kông cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành mạng điện tử của Trung Quốc nội địa) đổ vốn vào Alibaba.

Đến tháng 10/1999, Alibaba được rót vốn 5 triệu USD (hơn 113 tỷ VND), trong đó có bao gồm nguồn đầu tư của Investor AB (nơi làm việc trước đó của Thái Sùng Tín).

Sau đó, Son Masayoshi - chủ tịch của tập đoàn viễn thông SoftBank Nhật Bản quyết định chiến lược đầu tư vào Alibaba. Tháng 1/2000, Son Masayoshi đầu tư 30 triệu USD (hơn 682 tỷ VND) để đổi lấy 40% cổ phần.

Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô - Ảnh 5.

Thái Sùng Tín đã đưa ra ý kiến phản đối vì Alibaba hiện tại không hề thiếu tiền và việc thu hút đầu tư mới này sẽ gây nên sự bất mãn của Golden Sachs và những cổ đông khác. Jack Ma vẫn kiên quyết nhận vốn đầu tư của SoftBank. Cuối cùng, Thái Sùng Tín đã đưa ra phương án thỏa hiệp: Tiếp nhận đầu tư của SoftBank nhưng hạn chế nguồn vốn và quyền kiểm soát.

Theo đó, Son Masayoshi đã thành công rót vốn vào Alibaba với 20 triệu USD (hơn 454 tỷ VND) và 30% cổ phần nhưng quyền kiểm soát vẫn thuộc về ban lãnh đạo cấp cao trước đó của Alibaba.

Năm 2004, Thái Sùng Tín lại thành công kêu gọi cho Alibaba một nguồn vốn đầu tư khổng lồ lên đến 82 triệu USD (hơn 1,86 nghìn tỷ VND) dùng để thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của Taobao.

Lúc bấy giờ, ngành thương mại điện tử của Trung Quốc đang trên đà phát triển. Taobao trở thành đối thủ cạnh tranh của eBay (Mỹ). Nhờ có nguồn đầu tư này, Taobao đã chính thức đánh bại eBay và trở thành cột mốc đánh dấu sự phát triển của Taobao ra ngoài tầm quốc tế sau này.

Ngoài giúp Alibaba kêu gọi vốn đầu tư, Thái Sùng Tín còn hai lần thành công (2007 tại Hồng Kông và 2014 tại New York) đưa Alibaba lên sàn chứng khoán.

Sau khi lên sàn chứng khoán ở Mỹ, Alibaba trở thành đầu tàu trong ngành thương mại quốc tế. Jack Ma có mặt trong danh sách những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc. Thái Sùng Tín được truyền thông gọi là "người đàn ông đứng sau của Jack Ma".

Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô - Ảnh 6.

Đầu năm 2013, Alibaba tiến hành một cuộc cải cách cơ cấu tổ chức chưa từng có. Thái Sùng Tín không còn làm Giám tốc tài chính mà trở thành Phó chủ tịch điều hành hội đồng quản trị tập đoàn Alibaba, chủ yếu phụ trách đầu tư chiến lược tập đoàn và quan hệ của các bên đầu tư.

Tại đại hội các nhà đầu tư toàn cầu năm 2018 của Alibaba, Vũ Vệ (Maggie Wu) - Giám đốc tài chính kế nhiệm cho biết, Alibaba đã thực hiện đầu tư chiến lược 80 tỷ USD (hơn 1,82 nghìn tỷ VND).

Trên phương diện công việc, Thái Sùng Tín phụ trách toàn bộ tài chính và đầu tư của Alibaba, hay nói đúng hơn chính là "giữ tiền" và "tiêu tiền". Jack Ma tôn trong quyền hạn của ông và không hề can thiệp vào các công tác tài vụ.

Tháng 6/2019, Thái Sùng Tín từ chức điều hành bộ phận đầu tư chiến lược tập đoàn Alibaba, chính thức không còn tham gia vào các công tác đầu tư chiến lược cụ thể.

Sống hết mình với niềm đam mê bóng rổ và sở hữu khối tài sản khổng lồ

Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô - Ảnh 7.

Trong khi Jack Ma đang phải ẩn dật thì Thái Sùng Tín lại có cuộc sống sung sức và đổ dồn tâm huyết đầu tư vào niềm đam mê bóng rổ.

Năm 2017, Thái Sùng Tín đã mua 49% cổ phần của đội bóng rổ Brooklyn Nets. Năm 2019, ông mua toàn bộ cổ phần còn lại cùng quyền vận hành nhà thi đấu Barclay Center với 3 tỷ USD (68,2 nghìn tỷ VND).

Không phải Jack Ma, đây mới là “thần tài” Alibaba, nắm trong tay quyền hạn được giữ tiền và tiêu tiền của đế chế trăm tỷ đô - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, bà Ngô Minh Hoa, vợ của Thái Sùng Tín đang là đồng sở hữu câu lạc bộ New York Liberty tại Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Nữ Mỹ (WNBA), đội San Diego Seals chơi tại giải bóng vợt Mỹ.

Thái Sùng Tín đang giữ chức Phó chủ tịch và cổ đông lớn thứ 2 của Alibaba, sở hữu khối tài sản hơn 12 tỷ USD (hơn 272 nghìn tỷ VND). Theo New York Post, Thái Sùng Tín sở hữu biệt thự tại Hong Kong, khu đất bên bờ biển California bên cạnh căn hộ mới mua thuộc Billionaires’Row tại New York.

Mới đây, Thái Sùng Tín bỏ ra 157 triệu USD (hơn 3,5 nghìn tỷ VND) mua 2 căn hộ tại 220 Central Park South, tòa chung cư đắt giá nhất Manhattan, New York (Mỹ) vào tháng 6. Căn hộ gồm 2 tầng, có tầm nhìn bao quát ra khu trung tâm Manhattan.

Nguồn: Chinaventure, Pingwest

https://afamily.vn/khong-phai-jack-ma-day-moi-la-than-tai-alibaba-nam-trong-tay-quyen-han-duoc-giu-tien-va-tieu-tien-cua-de-che-tram-ty-do-20211204111701352.chn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày