Ốm là một từ để chỉ chung cho tình trạng cơ thể đang bị nhiễm một loại bệnh nào đó gây ra sự khó chịu cho thể chất và tinh thần. Để nhận biết trẻ hay các thành viên khác trong gia đình có bị ốm hay không, chúng ta chỉ cần xem xét qua các dấu hiệu dễ thấy như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt; mệt mỏi, kiệt sức, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu; đau yếu kéo dài; viêm họng, đau cơ, đau khớp; nhức đầu, khó ngủ…
Tuy nhiên, chính những dấu hiệu này lại khiến nhiều người vô cùng khó chịu và đối tượng đáng lo ngại nhất khi bị ốm trong gia đình chính là trẻ nhỏ. Đơn cử như việc nước mũi thường xuyên chảy "trong vô thức", cảm giác ngứa cổ khi ốm làm trẻ ho liên hồi, hay việc mũi tắc đến không thở nổi hoặc sốt cao liên tục… Còn rất nhiều những điều phiền toái khác mà việc bị ốm gây ra cho trẻ, tuy nhiên điểm chung của chúng đều là… "nhân 2" khó chịu khi nó diễn ra vào mùa đông.
Chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho liên tục… đều là những triệu chứng gây khó chịu khi bị bệnh
Quả thực, mùa đông là thời điểm bất kì ai cũng dễ bị ốm nhất trong năm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều này là bởi thời tiết lạnh khiến bạn muốn ở trong các không gian kín hơn, nếu xung quanh có người ốm thì trẻ với hệ miễn dịch còn non yếu chính là mục tiêu "lý tưởng" của virus, vi khuẩn gây bệnh. Một nguyên nhân khác là một số virus phát triển mạnh hơn vào mùa đông do độ ẩm (trong không khí) thấp. Lấy ví dụ với virus cúm, nó tồn tại tốt nhất khi độ ẩm tương đối giảm xuống dưới khoảng 40%. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch vốn đã non nớt của trẻ nữa.
4 bệnh đường hô hấp thường gặp trong mùa đông
Các bệnh đường hô hấp là những bệnh thường gặp nhất vào mùa đông, trẻ dễ mắc nhất, một số loại phổ biến bao gồm:
- Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh qua đường hô hấp, các giọt bắn hay dịch tiết mũi họng của người bệnh khi ho, hắt hơi.
- Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu lây theo đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua giọt nước bọt khi người nhiễm vi khuẩn ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp.
- Bệnh sởi do vi rút Sởi gây ra, trẻ là đối tượng dễ gặp phải bệnh này nhất. Nó lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng.
- Các bệnh viêm đường hô hấp dưới gây ra bởi nhiễm khuẩn có thể lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn và virus có thể ẩn chứa trong giọt nước bọt bắn ra lúc ho và lây truyền từ người này sang người khác.
Cúm, ho gà, sởi, các bệnh viêm đường hô hấp dưới là những bệnh thường gặp trong mùa đông
Làm gì để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông này?
Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ trong mùa đông này, có một số việc làm đơn giản để tránh xa virus, vi khuẩn gây bệnh.
1. Giữ ấm cơ thể
Đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh trong mùa đông. Nguyên tắc đầu tiên để ngừa bệnh hô hấp là giữ ấm vùng mũi - cổ - ngực. Đặc biệt lưu ý không được cho trẻ mặc phong phanh khi trời lạnh bởi điều này có thể khiến trẻ dễ viêm phổi, thậm chí là đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe vào mùa đông
2. Nâng cao khả năng miễn dịch từ bên trong
Việc này đòi hỏi bạn phải có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao vừa sức cho trẻ. Ăn đủ các chất đường, protein, đặc biệt là mỡ giúp cho cơ thể có cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Chia thành nhiều bữa nhỏ. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calo và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả, tránh ăn quá no, uống quá nhiều.
Tập thể dục và hoạt động hàng ngày là một cách hiệu quả để tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường sức khỏe nói chung của trẻ. Ngay cả trong thời tiết lạnh, hãy cho trẻ tập thể dục trong nhà với cường độ vừa phải.
3. Củng cố miễn dịch từ bên ngoài
Điểm chung của các bệnh đường hô hấp hay gặp trong mùa đông là chúng đều lây nhiễm qua đường hô hấp, giọt bắn hoặc tiếp xúc với bề mặt có chứa virus, vi khuẩn. Do đó, tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên là đặc biệt quan trọng.
Trong thời tiết se lạnh, vệ sinh cơ thể là điều cần thiết để tránh lây truyền bệnh tật. Khi tắm bằng nước, nó không chỉ làm sạch bụi bẩn, dầu, lực của nước kết hợp với việc sử dụng sữa tắm có thể phá vỡ liên kết giữa vi khuẩn và da, khiến chúng bị cuốn trôi theo dòng nước.
Sữa tắm sạch khuẩn Lifebuoy công thức VITAMIN+ có dạng bọt kem có thể đi sâu vào các lỗ chân lông, làm sạch sâu và loại bỏ, bảo vệ da khỏi 99% vi khuẩn gây bệnh, giúp trẻ có làn da sạch khỏe, tránh được các vấn đề sức khoẻ do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan ra cộng đồng.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ với sữa tắm sạch khuẩn Lifebuoy công thức VITAMIN+
4. Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh và tìm gặp ngay bác sĩ khi bản thân có dấu hiệu bệnh
Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh và phát hiện, điều trị sớm là điều bạn tuyệt đối không nên lơ là vì có thể khiến bệnh nặng thêm và kéo dài thời gian trẻ phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu mà nó gây ra.
Với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" và được biết đến là nhãn hiệu sạch khuẩn bán chạy hàng đầu thế giới, Lifebuoy không ngừng lan tỏa kiến thức cũng như thói quen vệ sinh tốt, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, đối với những ngày thời tiết trở lạnh, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc, trẻ nhỏ rất dễ bị ốm, cảm lạnh và mắc các bệnh hô hấp. Lựa chọn Lifebuoy với dòng sản phẩm nước rửa tay và sữa tắm công thức Vitamin+ chính là giải pháp nâng cao hàng rào bảo vệ khỏi 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi, đem lại an toàn cho mình và người thân trong gia đình. Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: https://www.lifebuoy.vn/products/sua-tam/sua-tam-lifebuoy-cong-thuc-vitamin-sua-duong-am-tui.html Sản phẩm được phân phối bởi Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam Địa chỉ: Lô A2, 3 KCN Tây Bắc Củ Chi Xã Tân An Hội, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh |