Bất cứ ai từng du lịch đến mảnh đất Đà Nẵng thân yêu đều biết nơi đây không chỉ lắm cảnh đẹp mà còn được trời ban cho nhiều đặc sản ngon và lành. Người dân đến thăm Đà Nẵng biết đến bánh xèo, mì Quảng, chè xoa xoa hạt lựu, người sành hơn tí nữa thì cũng tìm kỳ được cá đối cồi, mứt biển, cua đá hay tôm đất để ăn. Nhưng chắc phải yêu lắm, tha thiết lắm với Đà Nẵng người ta mới biết đến món đặc sản mà không phải người dân bản địa nào cũng biết, đó là bún sông ở Cu Đê. Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nếu có dịp về Cu Đê chơi, đừng quên thưởng thức món đặc sản chỉ có một mùa trong năm này nhé.
Dòng sông Cu Đê chảy dài thơ mộng ở ngoại ô TP. Đà Nẵng, là một trong những chốn vui chơi, hẹn hò lý tưởng mà nhiều người tìm đến khi đã quá chán với những địa điểm quen thuộc. Với khung cảnh nên thơ và bầu không khí trong lành, cũng không ít khách phương xa tìm đến để trải nghiệm.
Cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Bắc, chảy dài 40km qua huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu rồi đổ ra Biển Đông. Vốn có cái tên khác là sông Trường Định, một phần hạ lưu chảy qua khu vực làng Cu Đê nên được gọi là sông Cu Đê. Phần thượng nguồn sông Cu Đê ở Hòa Bắc và hạ nguồn là cửa biển Nam Ô, cách đèo Hải Vân khoảng 5km. Chính vì vậy, suốt dọc 40km nay, du khách có thể trải nghiệm được nhiều hoạt động khác nhau và cũng ngắm được không ít khung cảnh nên thơ, kỳ vĩ.
@27tthang5, @0057.94
Không phải cảnh tượng xa hoa hay tô vẽ lòe loẹt, vì mới phát triển du lịch vào năm 2019 nên bờ sông Cu Đê vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ, yên bình. Ở bất cứ cung đường nào, dừng chân du khách cũng có thể chụp được những tấm hình lưu niệm xinh đẹp với background là màu xanh bạt ngàn của những dãy núi, những hàng cổ thụ in hình xuống mặt sông.
Một trải nghiệm thú vị không nên bỏ qua khi đến dòng Cu Đê đó là cắm trại. Không ít người dân, các bạn trẻ đã tranh thủ dịp cuối tuần đến câu cá bên sông hoặc cắm trại, tổ chức các hoạt động team building sôi động.
@htcam.ha___, @27tthang5
Chưa kể, tại đây, nhiều bạn trẻ cũng thích trải nghiệm hoạt động chèo SUP rất thú vị.
@__coo.veni__
Dọc sông Cu Đê không ít điểm khám phá cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình. Đi từ sông Bắc, du khách có thể tham quan Hố Giếng, Đá Bò, Khe Mun, Thác Rễ, Khe Giao, Nà Mùn, Bãi Hai,...
Không chỉ tận hưởng khung cảnh hoang sơ, thơ mộng, có một vài điểm dừng chân bạn có thể trải nghiệm văn hóa, tâm linh như thăm nhà rường truyền thống ở thôn Phò Nam, nhà Gươl của người Cơ Tu ở thôn Tà Lang, cầu Sập giao giữa sông Bắc và sông Nam.
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể kết hợp chuyến đi của mình tới các địa điểm khác như chùa Linh Ứng, cầu Rồng, đồi chè, chùa Tam Bảo,...
Bún sông là một đặc sắc ẩm thực làm nên sự thơ mộng và thân thương của dòng Cu Đê chảy từ dãy Trường Định đổ ra biển này. Người dân địa phương ở đây cho biết, ngồi ngắm núi Xuân Dương, ghềnh Nam Ô, thỉnh thoảng lại thấy những chuyến tàu hỏa xình xịch chạy qua mà thưởng thức món bún sông thì thực "hết sảy".
Bún sông ở Cu Đê không phải một loài rong biển cũng chẳng phải thực vật thủy sinh, mà đích thực đây là một loài động vật - theo thông tin trên Báo Đà Nẵng. Bún sông gồm chuỗi những tua dài và xoăn dài nhỏ như sợi bún, đi lại như sứa biển ở lòng sông. Người ta thích ăn bún sông vì loài này chỉ sống ở khu vực nước trong và sạch. Hơn nữa, cũng tùy theo thời tiết, bún thường chỉ độ hơn chừng tháng là hết. Chúng sinh trưởng mạnh nhất đợt giữa xuân đến đầu hè.
Theo Tiktoker Bếp bên sườn đồi chia sẻ, bún sông mà anh vớt được nằm ở vùng nước lợ giao nhau giữa sông Cu Đê và biển Nam Ô. Trong thời điểm cuối tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, vùng sát cửa biển này sẽ có những mảng bún sông màu xanh này sống ở nơi nước cực sạch và không phải năm nào cũng có nhiều. Muốn xúc được bún sông phải lặn sâu xuống hơn 5m, khi vớt lên chúng cuộn tròn như những cuộn mì trứng được bán trong siêu thị vậy. Tiktoker cũng bật mí, bún màu xanh tươi sẽ cho chất lượng ngon nhất, còn những cuộn bún ngả màu thì sẽ thả lại xuống nước. @bepbensuondoi
Muốn ăn được bún ngon, người dân phải lặn xuống đáy sông để xúc. Vớt lên rồi dùng rổ rửa sạch rồi đem về ngâm qua đêm để chúng bớt mặn.
Bún sông trước khi mang làm gỏi thì cần rửa sạch đến khi nước trong. Khi nhìn những sợi bún ánh lên màu xanh nhẹ, li ti chấm tròn là được. @bepbensuondoi
Để tận hưởng được hương vị nguyên sơ và tươi ngon nhất của bún sông, người dân thường trộn gỏi. Khi xuân chưa kịp hết, đến cái nắng gắt đầu hè mà thưởng thức miếng gỏi bún sông mát lành đầy ắp những rau, những tôm, những thịt khiến người ta chẳng thể nào quên được hương vị của nó.
Bún sông chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi sau đó để ráo rồi trộn gỏi. @bepbensuondoi
Bún mang rửa sạch, để ráo nước. Trong khi đó các phần topping khác gồm ít tôm đất, khúc ba chỉ thái hạt lựu nhỏ, xíu đường, mắm, ớt tỏi, tiêu rang đều cho ngấm gia vị. Sau đó, chuẩn bị các loại rau thơm, rau tươi để trộn gỏi ăn kèm. Không thể thiếu chút lạc rang, bỏ vỏ và đập dập để tăng độ ngậy bùi.
Các nguyên liệu làm gỏi bún đều có tác dụng thanh nhiệt, giải nóng tốt cho sức khỏe. @bepbensuondoi
Sau khi chuẩn bị xong phần rau thơm, phần topping tôm thịt cũng cần để nguội thì tiến hành sơ chế bún. Phần tôm thịt mà trộn nóng sẽ làm bún mềm và mất đi độ tươi giòn. Chính vì bún sông sống ở gần cửa biển nên vị của nó cũng đậm đà và mát giòn khác hẳn các loại rong nho hay rong biển.
Vì phần topping tôm thịt đã được nêm đầy đủ gia vị nên khi trộn gỏi không cần thêm gia vị nữa. @bepbensuondoi
Bún mang đi trụng nhanh trong nồi nước sôi, chớ ngâm lâu kẻo bún mất độ giòn và chuyển màu thâm. Sau đó cùng với các nguyên liệu khác đã chuẩn bị, trộn đều lại với nhau. Vị tươi mát của các loại rau, đậm đà của tôm thịt và giòn ngọt của bún sông sẽ làm nên món ăn thực sự độc đáo. Đã từng ăn chẳng thể nào quên được vị ngon dân dã của món ngon ngọt lành, trác việt chỉ ở đáy sông mới có này.
Món gỏi "bún ở đáy sông" có vị mát, giòn giòn, ăn lạ miệng sẽ là một trải nghiệm thú vị cho bạn và gia đình trong đợt nghỉ lễ này. @baodanang
Sau khi đã thưởng ngoạn cảnh sắc dòng sông Cu Đê hùng vĩ, nếu muốn thưởng thức món đặc sản bún sông có 1-0-2 này, các gia đình có thể tìm đến các hàng quán tại khu vực chân cầu Nam Ô. Tại đây có nhiều hàng quán dạng bình dân, bạn nên hỏi trước xem họ có bún sông không và giá cả thế nào nhé!