Khổ nhất mùa Tết chính là sinh viên trường Y, ai cũng về quê sum vầy còn mình ở lại trực

Vân Trang, Theo Helino 18:42 25/01/2020
Chia sẻ

Hầu như sinh viên Y nào cũng từng trải qua một lần ăn Tết xa nhà khi phải ở lại trường trực viện. Tuy vất vả nhưng chỉ có như vậy mới giúp chúng ta có được những vị bác sĩ có khả năng chữa bệnh và cứu người.

Ấn tượng muôn thuở của mọi người về sinh viên ngành Y là những "quái nhân" suốt ngày chỉ biết học, đã vậy còn phải ngày ngày tiếp xúc với những đạo cụ học tập rợn người như mô hình cơ thể, xương người... Quả thật ngành Y là một trong những ngành khó nhằn nhất vì phải học rất nhiều lý thuyết cũng như trải qua biết bao kỳ thi và thực tập mới đủ khả năng chữa bệnh ngoài thực tế.

Một trong những đặc thù của sinh viên Y là sẽ trực trong các bệnh viện để vừa có cơ hội học hỏi vừa có thêm điều kiện thực hành. Thậm chí, nhiều sinh viên còn phải thay nhau trực Tết đảm bảo lúc nào bệnh viện cũng đủ người chăm sóc bệnh nhân. Thế mới dẫn đến cảnh 28, 29 Tết nhưng nhiều gia đình vẫn trông ngóng đợi con hết ca trực mới được về. Mới đây, một đoạn tin nhắn giữa một cậu sinh viên Y với mẹ đã khiến nhiều người phải thương cảm thay cho điều kiện học vất vả của ngành này.

Khổ nhất mùa Tết chính là sinh viên trường Y, ai cũng về quê sum vầy còn mình ở lại trực - Ảnh 1.

Đoạn hội thoại đầy cảm xúc của sinh viên Y nhắn gửi gia đình. (Ảnh: HMU Xpress)

Đúng là không ai thương con bằng cha bằng mẹ. Tết là thời điểm xum vầy, gia đình đoàn viên nên nhìn con phải trực bệnh viện có cha mẹ nào không xót cho nổi. Ai cũng mong con mình mau chóng hoàn thành ca trực để về ăn bữa cơm bên gia đình. Có như vậy ngày Tết mới thực sự trọn vẹn và ý nghĩa.

Ngay dưới bài viết là rất nhiều bình luận đồng cảm của cộng đồng mạng. Phần lớn đều thương cho đặc thù công việc của sinh viên Y. Nhưng phải tốn nhiều thời gian và công sức học tập, chúng ta mới có được những bác sĩ có khả năng cứu người và tài năng nhất.

"Bình thường sinh viên trường khác phải trực xuyên Tết, còn sinh viên Y Hà Nội chỉ phải trực đến 28 là được nghỉ rồi. Mỗi ngành một nỗi khổ riêng, có như vậy mới đào tạo các bác sĩ cữu chữa được người", bạn D.H bình luận.

"Có năm sáng 30 mới trực xong liền vội vàng bay về quê ngay. Dù không kịp đón giao thừa bên gia đình nhưng cảm giác được ăn bữa cơm đầu mùng 1 thấy ý nghĩa lắm", bạn V.A bình luận.

"Trực đúng đêm Giao thừa, mình vừa trực vừa nhớ gia đình đến phát khóc", bạn T.A chia sẻ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày