Khiến các siêu vi khuẩn tự sát là cách các nhà khoa học đối phó với thảm họa kháng kháng sinh

J, Theo Trí Thức Trẻ 11:48 22/06/2017
Chia sẻ

Các chuyên gia mới đưa ra một giải pháp mang tính đột phá, giúp giải phóng con người khỏi cơn ác mộng kháng kháng sinh đang ập đến.

Mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra một giải pháp có thể biến thảm họa kháng kháng sinh đang đe dọa nhân loại hiện nay rơi vào dĩ vãng. Giải pháp ấy chính là một loại virus có thể bắt các vi khuẩn nguy hiểm... tự sát mà không cần bất kỳ tác động nào khác.

Cụ thể, các chuyên gia sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR mới được công bố vào đầu năm 2017. Công nghệ này cho phép khoa học tạo ra một loại virus với khả năng thay đổi cấu trúc của vi khuẩn.

Khiến các siêu vi khuẩn tự sát là cách các nhà khoa học đối phó với thảm họa kháng kháng sinh - Ảnh 1.

Khoa học sẽ tạo ra các virus khiến vi khuẩn tự diệt mà chẳng cần mất công sức

Dành cho những ai chưa biết, vi khuẩn và virus không hề chung sống hòa bình, mà sẽ tiết ra các enzyme (bacteriophages) để chống lại virus. Tuy nhiên, loại virus được chỉnh sửa gene sẽ khiến cho các enzyme này "tự trảm" vào bản thân vi khuẩn.

Các chuyên gia cho biết, CRISPR sẽ cho phép chúng ta xác định tất cả các loại nhiễm trùng trong tương lai, đồng thời khiến vi khuẩn gây bệnh tự diệt trong thời gian ngắn nhất. Đây được xem là phương pháp điều trị mang tính đột phá, xét trên tình cảnh các loại thuốc kháng sinh hiện nay dần trở nên vô dụng.

Khiến các siêu vi khuẩn tự sát là cách các nhà khoa học đối phó với thảm họa kháng kháng sinh - Ảnh 2.

Vi khuẩn đang dần trở nên nguy hiểm, khi phần lớn các loại thuốc kháng sinh đã vô dụng

Khi vi khuẩn đều trở thành "siêu vi khuẩn", tính mạng của con người sẽ bị đe dọa. Khi ấy, chỉ cần một vết xước nhỏ cũng có thể đoạt mạng một người. Và nay, CRISPR chính là giải pháp.

Ứng dụng của CRISPR có tiềm năng còn lớn hơn những gì chúng ta vừa được biết. Những năm gần đây công nghệ này đã được áp dụng thử nghiệm trong điều trị ung thư và HIV, trở thành một trong những bước đột phá lớn nhất đối với 2 căn bệnh nan y này.

Nguồn: Science Alert
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày