Nếu bị người khác hỏi vay tiền khi bạn đang.... hết tiền, hãy trả lời theo 3 cách sau để vừa được tiếng vừa không làm mất lòng người vay.
Câu nói này giống như một tấm khiên có thể giúp bạn bảo vệ bản thân mà không khiến đối phương xấu hổ.
Hãy tưởng tượng rằng một người bạn học cũ đã lâu không liên lạc đột nhiên gọi điện cho bạn. Sau vài câu hỏi thăm vui vẻ, anh ta đi thẳng vào chủ đề, hy vọng vay được một khoản tiền từ bạn để kinh doanh.
Lúc này có thể bạn đang lẩm bẩm trong lòng, dù sao đã lâu rồi cả hai không liên lạc, bạn cũng không hiểu rõ về tình hình hiện tại của anh ấy. Lúc này, bạn chỉ cần chân thành nói: "Thật trùng hợp. Gần đây tôi mới mua nhà và việc trả nợ hàng tháng khá căng thẳng".
Câu trả lời như vậy đã thể hiện tới đối phương rằng tình hình tài chính của bạn không mấy lạc quan. Ngoài ra, đối phương còn hiểu được rằng bạn không có ý trốn trách giúp đỡ họ mà thực sự là bạn không thể giúp được gì.
Một ví dụ khác, nếu người thân của bạn muốn vay tiền để sửa lại ngôi nhà của họ, bạn có thể nói thế này: "Gần đây, việc học hành của các con tôi rất tốn kém. Tôi thực sự không còn nhiều tiền trong tay".
Một khi đối phương nghe được điều này, họ đương nhiên sẽ hiểu được những khó khăn của bạn và sẽ không cố gắng ép buộc bạn. Cái hay của câu trả lời là nó cho phép đối phương chuyển sự chú ý từ việc bạn có sẵn sàng cho họ vay tiền hay không sang áp lực tài chính mà bạn đang gặp phải, từ đó làm giảm sự bất mãn và phàn nàn của bên kia.
Câu này giống như một khoảng đệm, mang lại cho bạn thời gian suy nghĩ quý giá. Đặc biệt khi phải đối mặt với đề nghị mượn số tiền lớn, vai trò của nó càng trở nên nổi bật hơn.
Ví dụ, một người bạn nói rằng anh ấy muốn đầu tư vào dự án mới nên cần một số tiền lớn và hy vọng bạn có thể hỗ trợ. Lúc này, bạn không được vội vàng đồng ý hay từ chối mà có thể trả lời như sau: "Khoản vay lớn như vậy không phải là con số nhỏ. Tôi phải bàn bạc lại với gia đình. Đây không phải là chuyện mà một mình tôi có thể quyết định được".
Bằng cách này, bạn không trực tiếp từ chối người vay nhưng cũng chừa cho mình khoảng trống để hành động. Ngoài ra, khi trả lời như vậy, bạn còn cho người đối diện hiểu rằng vấn đề vay tiền không phải là chuyện của riêng bạn mà cần phải xem xét đến tình hình tài chính cũng như kế hoạch chung của gia đình.
Hơn nữa, quá trình này cũng có thể giúp đối phương bình tĩnh lại và xem xét lại nhu cầu vay mượn của mình có hợp lý hay không. Có thể trong khi chờ đợi phản hồi của bạn, anh ấy đã tự mình tìm ra giải pháp khác hoặc nhận ra rằng vay tiền của bạn không phải là lựa chọn tốt nhất.
Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi việc ai đó gặp phải tình huống thực sự cần sự giúp đỡ. Những lúc như thế này, chúng ta không thể sống quá nhẫn tâm và lạnh lùng nói lời từ chối họ. Nhưng nếu bạn quyết định cho vay số tiền lớn, bạn có thể tự chuốc lấy rủi ro và căng thẳng cho chính mình.
Tại thời điểm này, câu nói trên có thể phát huy vai trò của nó. Ví dụ, người hàng xóm của bạn đột nhiên bị tai nạn và cần tiền gấp để chi trả chi phí y tế.
Bạn có thể nói: "Hiện tại tôi không có nhiều nhưng tôi có thể cho bạn mượn một ít để giúp bạn đối phó với những tình huống xấu".
Một câu trả lời như thế này vừa phản ánh thiện chí của bạn mà còn khiến bạn tránh gặp rắc rối về tài chính. Ví dụ khác, nếu đồng nghiệp của bạn cần tiền do trường hợp khẩn cấp, bạn có thể nói: "Tháng này tôi mới trả hết nợ thẻ tín dụng bằng tiền lương, nhưng vẫn có thể vắt ra một chút để đưa cho bạn. Tôi hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn" . Cách nói này không chỉ giúp đối phương cảm nhận được sự quan tâm từ bạn, mà còn có thể giúp đỡ họ ở một mức độ nhất định.
Bản thân tôi đã từng ở trong tình huống này. Một lần, một người họ hàng xa đến gặp tôi để vay tiền, nói rằng anh ấy cần trả tiền học phí cho con và vẫn còn thiếu ba mươi triệu. Lúc đó tôi có chút do dự, vì dù sao thì tôi cũng có nhiều khoản cần chi tiêu và kế hoạch khác nhau.
Nhưng nghĩ việc học của con là chuyện lớn không thể trì hoãn nên tôi nói với người họ hàng: "Gần đây tôi không có nhiều tiền tiết kiệm, nhưng tôi có thể cho anh vay 10 triệu để ứng phó".
Người họ hàng của tôi sau khi nghe điều này đã rất biết ơn và sau đó đã nhanh chóng trả lại tiền cho tôi. Mối quan hệ của chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi khoản vay này.
Tóm lại, khi đối mặt với yêu cầu mượn tiền của người khác, chúng ta phải giữ bình tĩnh, lý trí và không bị cảm xúc cuốn đi.
Bằng cách sử dụng khéo léo ba câu này, bạn không chỉ có thể khéo léo từ chối những yêu cầu vay vốn vô lý mà còn có thể giúp đỡ trong khả năng của mình và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Hãy nhớ rằng, vay tiền không phải là nghĩa vụ mà là sự quan tâm dành cho đối phương. Chúng ta phải bảo vệ lợi ích của chính mình đồng thời cố gắng không làm ảnh hưởng tình cảm đến bên kia. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể điều hướng các mối quan hệ phức tạp giữa các cá nhân một cách dễ dàng.
Theo Toutiao